Kinh Dịch là gì? Giải mã bộ môn Kinh Dịch trong cuộc sống

Đăng ngày: 02-11-2023
mục lục

Nội dung chính

Kinh Dịch có nguồn gốc từ hàng ngàn năm trước. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, được các cao nhân lỗi lạc, chân mệnh thiên tử kỳ công nghiên cứu, phát triển và xây dựng nên bộ Kinh Dịch 64 quẻ như ngày nay. Kinh Dịch ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống, có khả năng lý giải vận trình hiện tại cũng như đoán biết những xoay chuyển của tương lai. 

1. Tìm hiểu kinh dịch là gì?

a. Khái niệm Kinh Dịch là gì?

Kinh dịch là sự ghép nghĩa của “Kinh” và “Dịch”, bởi vậy để giải nghĩa được tường tận Kinh dịch thì căn cứ và triệt tự ý nghĩa từng chữ.

- Từ “Kinh” viết là 經 jīng hiểu là hệ thống, sách vở về lý luận hoặc là học thuyết về gốc gác cũng như quy tắc bền vững. Quy luật phức tạp được hàm chứa bên trong, không có sự thay đổi hay luân chuyển theo vận động của thời gian.

- Từ “Dịch” viết là 易 yì mang ý nghĩa về sự biến hóa, vận động chu trình của vạn vật. Yếu tố này có thể thay đổi các vận thể trở nên khác so với thời điểm trước.

Theo đó kinh dịch là bộ môn thực hiện giải thích cũng như chiêm đoán về chuyển biến cũng như kết quả của vạn vật, vạn việc tồn tại trên gầm trời vũ trụ này. Theo đó con người có thể đoán biết được phúc để kiếm tìm, chớp thời cơ. Nắm được họa mà tránh để cải biến được số phận bản thân. Trong kinh dịch luôn tồn tại ở 3 dạng chính là: 

- Dạng bất dịch: Là bản chất của chính thực thể. Giải nghĩa dạng này là vạn vật, vạn việc luôn có sự thay đổi. Nhưng thay đổi luôn nằm trong nguyên lý quy luật trung tâm và ở dạng bền vững. Gần như không đổi ở cả không gian lẫn thời gian. 

- Dạng biến dịch: Là hành vi đang diễn ra của các thực thể. Đó là sự thay đổi và chuyển rời của vạn vận. Dạng này có thể hiểu là sự mềm dẻo cũng nhưng trau dồi để dễ dàng thấu hiểu được từng giá trị đích thực cũng như có lối ứng xử một cách đúng mực ở các tình huống.

- Dạng giản dịch: Là thực chất ngay bên trong của các thực thể. Việc tồn tại của các thực thể trong vũ trụ đều dựa theo quy luật về nền tảng rõ ràng và đơn giản. Biểu thị quá khó hiểu hay phức tạp là điều không nên.

Tổng hợp lại bất dịch tạo nên trật tự của sự sống. Biến dịch tạo nên sự sống. Giản dịch có khả năng quy tụ biến động khi sai biệt quy luật, giúp tổ chức được lại mọi việc cho phù hợp, cùng với đó mang tới những giá trị.

Kinh dich la gi
 

b. Nguồn gốc ra đời của Kinh Dịch

Theo tương truyền, khởi nguồn của kinh dịch là từ vị vua mang tên Phục Hy (cách thời điểm ngày nay khoảng 5.000 năm). Vị vua này dựa vào cái tình vạn vật, cái lý của Càn Khôn để phỏng lại, để diễn giải đức thần minh, ý đồ của tiên thiên, tạo hóa.

Tiếp nối nền tảng đó những đại thần và các vị vua sau đã làm chi tiết hơn về hào, thoán từ, tượng quẻ, tượng truyện nhằm mục đích biểu đạt cụ thể về những biến hóa vũ trụ, được gọi là hậu thiên. Đó là Chu Công, là Văn Vương, là Khổng Tử… Các tác kinh điển về kinh dịch đều mang những đặc điểm chung được thực hiện bởi chân mệnh thiên tử với phẩm chất thánh nhân, không phải người thường.

Ngày nay kinh dịch giải nghĩa quá trình phát triển lâu dài, tổng kết của con người, không phải của một hay một vài cá nhân nào. Những cái tên được kể trên chính là tổ nghề có công hết sức lớn lao, dù ở sinh thời ở những thời kỳ lịch sự khác nhau nhưng mỗi người đều có sự đóng góp ở trên một góc độ nhất định.

c. Mục đích sử dụng Kinh Dịch

Kinh dịch có khả năng dự đoán được những chuyển biến trong tương lai, giúp cho người dùng chủ động và dễ dàng đưa ra những quyết định công việc và cuộc sống. Bởi vậy quẻ Kinh Dịch được hiểu chính là việc giúp con người giải nghĩa rõ hơn các sự kiện cũng như tình huống trong cuộc sống. Từ đó đưa ra được các quyết định đúng đắn và phù hợp hơn. Từ đó giúp người dùng hiểu hơn về trí tuệ, phát triển, tinh thần cũng như hoàn thiện được bản thân.

Khi gieo quẻ người dùng có thể đoán được thời vận của bản thân là hung hay là cát. Biết được vận trình của hôn nhân, kinh doanh tương lai thế nào, xuất hành ra sao. Đồng thời cũng có thể tránh được rủi ro và đón nhận cơ hội cũng như có quyết định tốt nhất.

d. Thành phần của Kinh Dịch

Chia thành phần của kinh dịch gồm có 4 phần bao gồm: lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái và quẻ kép. 

  • Lưỡng Nghi: Chính là khởi nguồn, nơi bắt đầu của hệ thống kinh dịch, có cả Âm và Dương, toàn bộ được ghi lại theo quy tắc vạch liền và vạch đứt tương ứng.

  • Tứ tượng: Được hình thành thông qua cách đặt của 2 Nghi đứng chồng lên nhau, đồng thời đảo ngược vị trí và tạo ra 4 tượng bao gồm: Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm.

  • Bát quái: Khi Tứ Tượng có 2 vạch đứng chồng lên nhau thì việc chồng tiếp thêm một vạch tạo nên 3 vạch. Từ đó hình thành nên 8 hình thái được gọi là Bát Quái hay còn gọi là quẻ đơn. 

  • Quẻ kép: Được tạo ra thông qua việc chồng 2 quẻ đơn lên nhau. Hai quẻ đơn có thể giống hoặc khác nhau, tựu lại thành 64 hình thái khác nhau, hay còn gọi là 64 quẻ kinh dịch.

Ngoài việc xếp chồng quẻ đơn tạo thành quẻ kép thì nhiều người cho rằng có thể ghép chồng 64 quẻ lên nhau, tức là số lượng quẻ sẽ được nhân lên 64 nhân 64. Tuy nhiên, dựa vào thực tiễn cũng như khả năng ứng dụng thì việc tạm dừng ở 64 quẻ kép là hợp lý. 

Mỗi quẻ kinh dịch bao gồm 6 hào (爻) với nét liền (hào Dương) hoặc nét đứt (hào Âm), là tổ hợp của 2 quái (卦). Các quái này có thể giống hoặc khác nhau đại diện cho các trạng thái cũng như tiến trình hoặc thay đổi của sự vật, sự việc hoặc hiện tượng đang hoặc sẽ diễn ra. 

2. Ứng dụng của Kinh Dịch?

- Trong dự đoán:

Trong lĩnh vực dự đoán, Kinh Dịch học có khả năng chiêm báo, lý giải những mật mã phát ra từ vũ trụ. Đó chính là các dấu hiệu thuận hoặc nghịch đang tồn tại. Hơn nữa có thể thông dịch những bí ẩn được hiện hữu trong toàn bộ thế giới quan. 

Thông qua các thông tin về thời gian sinh của một người (ngày, tháng, năm sinh) và giờ động tâm. Kết hợp sử dụng 1 chuỗi seri tiền, 1 chiếc lá, vài đồng xu có thể dùng kinh dịch để luận đoán cũng như đưa ra lý giải về hiện tượng đang diễn ra. 

Kinh Dịch được xem là tiền đề cho khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, bao hàm văn học, phong thủy học, triết học, lịch sử học, tôn giáo… của người phương Đông. Đây là thành tựu, ví như tinh hoa trong cổ học Trung Hoa, có khả năng diễn giải cũng như truyền đạt đầy đủ, chi tiết nhất các ý nghĩa, hệ tư tưởng.

Với sự phát triển ngày nay, Kinh Dịch trở thành một bộ môn dự đoán được đánh giá cao trong giới huyền học, là một bộ môn khoa học mang giá trị đặc biệt. Bằng việc nghiệm lý, luận đoán chính xác, Kinh Dịch càng trở nên có sức hút và ứng dụng nhiều hơn trong thực tiễn. Kinh dịch giúp nghiên cứu về con người và sự phát triển con người, dự đoán về những hướng giải quyết các vấn đề liên quan tới tâm linh. Những luận đoán này mang giá trị bền vững, khác biệt và hữu ích cho khoa học duy tâm. Từ đó truyền đi tri thức huyền học và hỗ trợ con người các nhìn nhận và phân biệt rõ ràng với một số thứ phản cảm hoặc mê tín dị đoan.

- Trong phong thủy số: 

Phong thủy con số bản chất là con số kết hợp với thuật toán sao cho tự nhiên, logic và hài hòa tuân thủ quy luật tự nhiên, tạo nên ý nghĩa nhất định. Thuật toán có thể là du niên, âm dương, kinh dịch, ngũ hành, thần số học,... Từ đó Kinh Dịch trong lĩnh vực phong thủy số có thể diễn giải được số điện thoại, biển số xe, dãy số chứng minh thư, phong thủy hướng… gắn với người dùng hoặc đưa ra những gợi ý về lựa chọn xác định chủ đích cho người sử dụng.

Muốn giải nghĩa con số trong lĩnh vực phong thủy số thì có nhiều cách. Nổi bật phải kể tới Kinh Dịch. Đây là phương pháp dịch con số phổ biến và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Ở phương pháp này thực hiện xét các con số theo 64 quẻ Kinh Dịch. Từ đó nắm được được ý nghĩa cát hay hung, hợp hay khắc với chủ nhân

3. Quẻ Kinh Dịch là gì?

Quẻ Dịch chính là phương pháp có khả năng luận đoán những thay đổi, tiên đoán sự việc sắp xảy tới trong thì tương lai, không cần thông tin về ngày tháng năm sinh. Ở mỗi quẻ dịch xuất hiện 8 quái (Bát Quái) là Khảm, Khôn, Đoài, Cấn, Chấn, Tốn, Mộc, Càn. Kết hợp tuần tự, qua lại của các quái đơn này tạo nên quẻ kép với 64 quẻ kinh dịch. 

Xem quẻ dịch với mục đích nhất định có thể chiêm đoán được kết quả của công việc dự định trong tương lai. Trường hợp là điềm xấu thì kịp thời đưa ra hướng hóa giải kịp thời. Ngược lại điềm tốt sẽ chủ động đón nhận được vận may, thuận lợi và thu hút cát lành. Vì thế người ta thường xem quẻ trước khi bắt đầu các công việc quan trọng như thi cử, xuất hành, khởi công xây nhà, đầu tư làm ăn…

Việc gieo quẻ kinh dịch chính xác phụ thuộc vào trình độ của người thực hiện. Người thực hiện cần có kiến thức sâu rộng và chuyên môn trong lĩnh vực thì mới có thể xem cũng như lý giải quẻ dịch cũng như mục đích công việc chuyển biến như thế nào. Vì thế quẻ kinh dịch đem lại nhiều lợi ích, hỗ trợ cá nhân giải mã cũng như đoán vận khi cần thiết.

4. Cấu trúc của quẻ Kinh Dịch là gì?

Cấu trúc quẻ Kinh Dịch được tạo nên từ hào Âm hoặc hào Dương, hay cùng lúc kết hợp giữa hào Âm và hào Dương hình thành nên nội quái và ngoại quái. 

  • Ngoại quái: nằm ở vị trí trên của quẻ kép, hay còn được gọi là thượng quái

  • Nội quái: nằm ở vị trí dưới của quẻ dịch kép, còn được xem là hạ quái

Hệ thống 64 quẻ kinh dịch thông qua ký hiệu của hào, tạo nên quái. Ba hào tạo nên một quái với các nét đứt, liền biểu thị cho hào Âm, hào Dương. Mỗi quẻ dịch có 2 quái, chia thành thượng quái và hạ quái, tổng cộng là 6 hào. Các hào kết hợp các yếu tố địa chi, thiên can hay ngũ hành để thực hiện giải mã.

5. Cách gieo quẻ Kinh Dịch là gì?

Thực hiện gieo quẻ Kinh Dịch có thể sử dụng 3 đồng xu cổ hoặc thông qua giờ động tâm. Cụ thể từng phương pháp như sau:

a. Gieo quẻ bằng 3 đồng xu cổ

Gieo quẻ bằng 3 đồng xu cần chuẩn bị 3 đồng xu. Nếu 3 đồng xu này đủ cổ ngũ đế thì là tốt nhất. Người gieo quẻ cầm 3 đồng xu úp vào 2 tay khoảng tầm 1 phút. Điều này nhằm mục đích điện sinh vật giữa người gieo và đồng tiền. Tiếp đó thả nhẹ 3 đồng xu. Mặt đồng xu có chữ tức là ngửa, còn không chữ thì tức là xấp. Thực hiện lắc quẻ 6 lần tạo nên 6 hào. Lần lắc 1 là hào 1, lần 2 tức là hào 2, lần 3 tức là hào 3… tương tự đến hào 6. 

- Trường hợp 1 sấp - 2 ngửa: Dương Dương nghi

- Trường hợp 2 sấp - 1 ngửa: Âm Âm nghi

- Trường hợp 3 đồng xấp: Dương động 

- Trường hợp 4 đồng ngửa: Âm động 

Lắc quẻ có thể có 1 quẻ có 2 hoặc 3 hào động. Thậm chí trường hợp 6 hào cùng động. Tuy nhiên cũng có thể là 6 hào đều không xuất hiện hào động.

b. Gieo quẻ bằng giờ động tâm

Phương pháp gieo quẻ Kinh Dịch thông qua giờ động tâm thực hiện tuần tự theo các bước sau đây: 

Bước 1: Xác định giờ động tâm theo lịch Âm (bao gồm ngày, tháng, năm và giờ)  tức là thời điểm chủ nhân nghĩ tới việc cần hỏi.

Ví dụ: Giờ động tâm là 11 giờ ngày 14 tháng 10 năm 2023

Bước 2: Sau đó quy đổi giờ và năm động tâm sang con giáp trong bộ 12 con giáp để xác định được con số tương ứng. 

Ví dụ: 11 giờ tức là giờ Tỵ tương ứng con số 6. Năm Quý Mão 2023 tương ứng số 4. Ngày động tâm là 14 thì lấy con số 14. Tháng 10 tương ứng con số 10.

Bước 3: Tính toán quẻ dịch theo con số thời gian. Ở mỗi quẻ dịch có 2 quẻ đơn Bát Quái gồm thượng và hạ quái. Dựa vào con số tiên thiên của Bát Quái có thể thực hiện vẽ hình của quẻ. Công thức tính là: Thượng quái = Con số ngày  + con số tháng + con số năm động tâm rồi chia cho 8. Dùng số dư ứng với tiên thiên bát quái là biết được thượng quái tương ứng với quái nào. Trong đó: Khôn dư 0, Càn dư 1, Đoài dư 2, Ly dư 3, Chấn dư 4, Tốn dư 5, Khảm dư 6, Cấn dư 7.

Ví dụ: Giờ động tâm là 11 giờ ngày 14 tháng 10 năm 2023

  • Thượng quái: (14+10+4)/8 dư 4 là quái Chấn
  • Hạ quái: (6+14+10+4)/8 dư 2 là quái Đoài
  • Từ đó quái Chấn và Đoài kết hợp thành quẻ kép Lôi Trạch Quy Muội

Bước 4: Xác định hào động của quẻ

Tính hào động của quẻ bằng công thức con số giờ+ con số ngày+ con số tháng+ con số năm rồi chia cho 6. Dư bao nhiêu thì biết được hào động. Kết quả:

- Dư 1 thì động tại hào 1

- Dư 2 thì động tại hào 2

- Dư 3 thì động tại hào 3

- Dư 4 thì động tại hào 4

- Dư 5 thì động tại hào 5

- Chia hết cho 6 thì động tại hào 6

Ví dụ: Tính hào động của quẻ động tâm là 11 giờ ngày 14 tháng 10 năm 2023. Vị trí hào động là (6+14+10+4)/6 dư 4, tức là hào 4 động.

Bước 5: Tính trùng quái gốc.

Quy ước trùng quái gốc là Bát Thuần Càn. Tìm trùng quái gốc xuất phát từ quẻ chủ để biến hào. Từng hào biến từ số 1 tới số 5. Nếu hết hào 5 vẫn chưa tìm được trùng quái gốc thì quay về hào 4. Nếu hết hào 4 vẫn chưa xác định được thì biến 3 hào của hạ quái. Ở bước biến 3 hào này vẫn không ra thì đã biến sai ở những lần trước. Người dùng thực hiện biến lần lượt the quy ước sẽ tìm được trùng quái gốc.

Bước 6: Tính hào thế hào ứng

Khi tìm được trùng quái gốc, người dùng chọn vị trí hào dừng lại là hào thế. Vị trí cách hào thế 3 hào tức là hào ứng. Theo đó, 

- Hào thế 1 thì hào ứng 4

- Hào thế 2 thì hào ứng 5

- Hào thế 3 thì hào ứng 6

- Hào thế 4 thì hào ứng 1

- Hào thế 5 thì hào ứng 2

- Hào thế 6 thì hào ứng 3

Bước 7: Xác định quẻ hỗ và quẻ biến

Gieo quẻ Kinh Dịch hội tụ đủ 3 loại quẻ quẻ chủ, quẻ hỗ và quẻ biến để dự đoán được hiện tượng cuộc sống hoặc mục đích công việc của chủ nhân. Dựa vào Mai Hoa cần sử dụng 3 loại quẻ này. Trong đó quẻ chủ dùng làm gốc, quẻ hỗ đứng thứ 2 và quẻ biến là quẻ cuối. 

- Quẻ chủ đoán biết sự vật, sự việc, lý giải hiện tượng trong hiện tại

- Quẻ hỗ chiêm đoán diễn biến có thể xảy tới trong tương lai

- Quẻ biến thực hiện tổng hợp và chi biết kết quả cuối cùng

Cách tính quẻ chủ nằm ở bước 3. Tính quẻ hỗ dựa vào biến quẻ chủ theo công thức thượng quái là hào 3, hào 4, hào 5. Hạ quả là hào 2, hào 3 và hào 4. Còn cách tính quẻ biến thông qua hào động để biến đổi. Nếu hào động đang ở vạch đứt (hào Âm) thì biến thành vạch liền (hào Dương). Ngược lại nếu hào động đang ở vạch liền (hào Dương) thì biến hào thành vạch đứt (hào Âm). Ngoài ra các hào tĩnh thì giữ nguyên.

6. Ý nghĩa của việc gieo quẻ kinh dịch

Xét về nhiều lĩnh vực cũng như khả năng ứng dụng thì gieo quẻ Kinh Dịch đem tới nhiều ý nghĩa. Trong cuộc sống, mọi điều đều có thể được lý giải thông qua quẻ dịch. Quẻ dịch có thể giải nghĩa được những băn khoăn và đưa ra câu trả lời giúp người dùng có được quyết định phù hợp. Dù là việc lớn hay việc nhỏ thì dùng quẻ dịch có thể hỏi ra và chiêm đoán kết quả. Quẻ dịch giải quyết mọi việc theo 2 vấn đề: 

  • Diễn biến sự việc, tương lai ra sao và kết quả của công việc cần hỏi

  • Dự báo khi nào những chuyển biến sẽ xảy ra

Từ đó người dùng sẽ nắm được những kết quả có thể đem đến, phổ biến là 2 trường hợp như sau:

  • Biết hung để tránh: Tương lai sẽ ẩn chứa những bất lợi, trở ngại hoặc khó khăn không lường được. Việc dịch nghĩa quẻ dịch sẽ đoán biết được những chuyển biến đó để chủ động có hướng phòng tránh. Hơn nữa còn hạn chế các việc làm cho hậu quả hay thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. 

  • Biết cát để đón nhận: Dự đoán những điều tốt đẹp có thể đưa tới trong thời gian gần. Người dùng có thể chuẩn bị kỹ lưỡng cho dự định của bản thân để đón nhận tối đa những cát lợi đưa tới và thành công như ý muốn.

Hệ thống 64 quẻ kinh dịch ứng chiếu thì có quẻ hung cũng có quẻ cát với những ý nghĩa may rủi khác nhau. Thông qua việc sử dụng quẻ dịch chiêm đoán sự vật, sự việc con người sẽ dễ dàng hơn trong việc vượt qua được gian nan, khổ ai cũng nguy khó trong vận trình cuộc sống. Từ đó thêm chí, vững tâm để thành công hơn trong công việc của bản thân.

7. Danh sách 64 quẻ Kinh Dịch

Trong hệ thống quẻ Kinh Dịch chia thành 3 loại quẻ chính là quẻ tốt  - quẻ bình hòa - quẻ xấu. Số lượng quẻ của từng loại khác nhau, đồng thời ảnh hưởng cho từng phương diện cũng không giống nhau.

a. Danh sách 34 quẻ Kinh Dịch Tốt

Quẻ tốt có tổng cộng 34 quẻ dịch, mang ý nghĩa tốt đẹp theo các phương diện cuộc sống như về tài vận, địa vị công danh sự nghiệp, tình cảm hôn nhân hay cải biến vận mệnh. Nổi bật là một số quẻ: 

- Địa Phong Thăng: Là quẻ dịch mang ý nghĩa tốt cho sự thăng tiến công việc. Quẻ Thăng thể hiện sự đi lên, tiến lên. Vì thế thời vận tốt dần lên. Càng phát triển công việc càng dễ dàng, hiếm gặp trở ngại và nhiều phúc lộc.

- Trạch Sơn Hàm: Đây là quẻ dịch tốt cho phương diện tình cảm và gia đạo. Hàm có nghĩa về tình cảm, cảm mến nên vận thế ổn định, tiến triển tốt và mọi việc đều được như ý muốn. Đặc biệt là chuyện tình cảm có giao cảm, cảm dã, tình ý.

- Phong Lôi Ích: Quẻ Ích mang ý nghĩa về ích lợi, chủ về tài vận tốt. Cơ hội đưa tới về làm ăn phát đạt, đón được nhiều tài lộc. Kinh doanh gặp quẻ này phát đạt, tiến ích, ích dã. 

- Lôi Thủy Giải: Mong muốn cải biến vận mệnh thì nên chọn quẻ Giải. Đây là quẻ ý nghĩa về sự giải thoát, giải phóng. Điềm báo về khó khăn tới thời kỳ giải quyết, bắt đầu được hưởng thoải mái, vận hên may trong cuộc sống.

b. Danh sách 16 quẻ Kinh Dịch Bình Hòa

Không mang quá nhiều cát lợi, vận hên như quẻ dịch tốt, nhưng không lo ngại bất lợi, hung hiểm đưa tới như quẻ xấu, quẻ bình hòa mang ý nghĩa trung bình. Điển hình như:

- Trạch Lôi Tùy: Chủ về thời vận tương đối tốt nhưng muốn hành động phải đợi tới tháng có lợi. Làm việc gì cũng cần đồng lòng trên dưới mới có hiệu quả. Bản thân không tiếp thu thì dẫn tới thất bại.

- Thuần Chấn: Quẻ này thể hiện ý nghĩa về việc vượt lên khỏi khó khăn, ước mơ có cơ hội đạt được như mong muốn. Chuyện tình cảm gặp phải nhiều sóng gió nhưng kết quả được như ý muốn.

- Lôi Sơn Tiểu Quá: Đây là quẻ chủ về thiếu hòa hợp, khó tránh rắc rối. Không phải thời cơ tốt làm việc lớn, chỉ nên duy trì việc hiện tại sẽ đạt được một số thành quả như mong muốn. Nhược mà phát triển kinh doanh lớn dễ dẫn tới thất bại.

c. Danh sách 14 quẻ Kinh Dịch hung xấu 

Ngoài quẻ tốt và bình hòa thì có 14 quẻ xấu. Đây là những quẻ dịch hàm chứa những ý nghĩa không tốt đẹp, bủa vây bất lợi và đem tới nhiều khó khăn. Một số ví dụ quẻ dịch hung xấu người dùng nên tránh như:

- Thủy Lôi Truân: Quẻ Truân ý nghĩa về sự gian nan. Mọi việc tiến hành đều gặp phải những trắc trở hoặc rối ren. Thời vận chưa tới. Hy vọng công việc nào cũng khó đạt được kết quả mong cầu.

- Sơn Địa Bác: Quẻ dịch mang tượng quẻ Sơn phụ ư địa tức là tựa vào núi cao cùng vực thẳm nên việc gì cũng bất lợi. Làm ăn kinh doanh xuống dốc, nhiều chuyện dẫn tới bế tắc. Tiền bạc hao tán.

- Thiên Địa Bĩ: Đây là thời kỳ âm thịnh đồng thời dương suy nên tiểu nhân có cơ hội lấn áp, thắng thế so với người quân tử. Thời kỳ này là nghịch cảnh, tiểu nhân thắng thế và phải khổ cực mới vượt qua được.

8. So sánh Kinh Dịch với các phương pháp bói toán khác

Kinh Dịch khi đưa ra so sánh với những phương pháp bói toán khác cũng có nhiều đặc điểm. Người dùng có thể dựa vào thông tin so sánh để lựa chọn phương pháp dự đoán sao cho phù hợp với mong muốn của bản thân. 

- Thông tin giải mã tập trung vào những gì:

+ Kinh Dịch: Giải đáp cho câu hỏi cụ thể

+ Tarot: Trả lời cho tình huống cụ thể, đồng thời lý giải trạng thái tâm lý

+ Lá số tử vi: Lý giải tập trung về tính cách, vận mệnh cũng như tương lai của chủ nhân

- Cách sử dụng:

+ Kinh Dịch: Gieo quẻ Kinh Dịch và luận giải về kết quả

+ Tarot: Lật lá bài và luận giải về kết quả

+ Lá số tử vi: Phân tích chi tiết ngày, tháng, năm, giờ sinh

- Ý nghĩa của việc dự đoán:

+ Kinh Dịch: Giúp ích trong việc chủ nhân đưa tới quyết định và hướng thay đổi tương lai

+ Tarot: Giáp đáp những băn khoăn, câu hỏi về tình huống cũng như tâm trạng

+ Lá số tử vi: Phân tích chính bản thân chủ mệnh và khám phá những chuyển biến tương lai

- Số lượng dịch:

+ Kinh Dịch: 64 quẻ kinh dịch

+ Tarot: 78 lá bài

+ Lá số tử vi: Không giới hạn

9. Nghiên cứu học Kinh Dịch như nào?

a. Học Kinh Dịch nên bắt đầu từ đâu?

Học Kinh Dịch có nguồn gốc từ đầu là trăn trở của không ít người quan tâm tới học thuyết này. Giới chuyên gia dành lời khuyến nghị nên bắt đầu học từ môn Dự Đoán Lục Hào trước khi bắt đầu học Kinh Dịch hay Kinh Dịch ứng dụng. Bởi mỗi con người có nhiều việc phải suy nghĩ hay thực hiện. Bởi vậy học Kinh Dịch không phải ai cũng có thời gian để nghiên cứu. 

Bởi lý do về sự eo hẹp của thời gian nên cần học phần dụng trước tiên. Khi nắm được phần dụng pháp thì có thể vận dụng vào thực tế nhuần nhuyễn. Theo đó, người dùng có thể vững tin về Kinh Dịch chuẩn mực và kích thích lòng ham học. Cuối cùng sẽ đủ tâm trí để tìm hiểu toàn bộ bản thể của Kinh Dịch.

Điều quan trọng người dùng cần nắm được là Kinh Dịch với 64 quẻ dịch bao gồm khí Dương và khí Âm, thông qua việc viết vạch liền và vạch đứt. Tất cả nhằm diễn hóa được sự phát triển của muôn loài trong vũ trụ.

b. Học Kinh Dịch ở đâu?

Để học Kinh Dịch có thể bắt đầu bằng việc bản thân tự học hoặc nhờ tới sự hỗ trợ của chuyên gia. Mỗi cách học đều có những ưu và nhược điểm riêng. 

  • Phương pháp tự học: Phương pháp học Kinh Dịch này tiết kiệm tối đa được chi phí. Bản thân có thể chủ động tựtìm kiếm, mày mò những chủ đề quan tâm. Tự thỏa mãn được khao khát khám phá kho tàng Kinh Dịch. Nhưng nhược điểm là không có định hướng rõ ràng. Đôi khi có thể nhầm lẫn trong quá trình tìm hiểu và tự học.

  • Phương pháp học hỏi từ chuyên gia: Đối với các bậc thầy trong lĩnh vực Kinh Dịch có chuyên môn cao thì học hỏi từ họ sẽ có định hướng cũng như mục đích rõ ràng, nên hiểu quả học tập nhanh chóng. Tuy nhiên nhược điểm là tốn kém hoặc phụ thuộc chuyên gia.

c. Học Kinh Dịch như thế nào?

Học Kinh Dịch có nhiều cách, phổ biến nhất là có 2 cách:

- Cách 1: Học kinh nghĩa trước tiên. 

Kinh nghĩa là lời quẻ lời hào. Học lối này trung bình vài ngày học thuộc 1 quẻ. Bắt đầu từ hào từ rồi quẻ từ để biết được ý thật của cổ nhân. Ẩn ý mà cổ nhân muốn gửi gắm trong từng quẻ. 

- Cách 2: Học theo Kinh Dịch Lục Hào hoặc Mai Hoa Dịch Số

Đây là cách học trực tiếp nhất. Tức là người dùng bói Kinh Dịch theo Lục Hào hoặc bói dựa vào Mai Hoa Dịch Số. Từ đó chiêm nghiệm về sự vật, hiện tượng. Đây là việc chiêm đoán có sự nâng lên 1 bước. Cơ bản 2 cách tiếp cận này giúp người dùng dễ nhớ nhất trong các phương pháp học. Tuy nhiên, tùy chọn phương pháp nào còn phụ thuộc vào sở thích của từng người. 

10. Một số bộ sách Kinh Dịch hữu ích

Các bộ sách kinh điển và nổi tiếng nhắc đến chủ đề quẻ Kinh Dịch là: 

- Tăng San Bốc Dịch: Là đúc kết về tinh huyết của một đời Lão Thiên Sinh Dã Hạc. Quyển sách mang tới kiến thức cơ bản, chi tiết về môn Dự Đoán Lục Hào

- Lục Hào Cổ Bốc Tổng Luận Thiên: Bộ sách có thông tin về luận quẻ bao gồm tổng hợp Nhật Nguyệt, Hào Quẻ, các tổ hợp biến hóa Hào Dụng Thần, Hào Thế bên trong của quẻ.

- Tăng San Bốc Dịch Quẻ Bình: Có bộ quẻ bình, mang tới kiến thức luận đoán của Tăng San. Đồng thời là kiến thức nâng cao cũng như chuyên sâu trong bộ sách Cổ Bốc Tổng Luận Thiên. 

Cả 3 bộ sách này đưa ra những phân tích, giải nghĩa chi tiết về quẻ dịch với trình độ cao. Người dùng tham khảo những bộ sách này dễ dàng nắm bắt được một số kỹ xảo, hiểu biết quan trọng trong lĩnh vực chuyên môn.

Bộ môn Kinh Dịch chính là việc tính quẻ để luận đoán về sự việc cũng như vận mệnh cuộc đời. Bằng việc biết và ứng dụng quẻ dịch trong cuộc sống người dùng có thể sử dụng tận dụng giải mã nhiều lĩnh vực khác nhau như phong thủy nhà ở, vật phẩm bổ khuyết cải vận, kết hợp các yếu tố để tìm sim phong thủy…

XEM PHONG THỦY 4 SỐ CUỐI ĐIỆN THOẠI