NGŨ HÀNH

Đăng ngày: 10-01-2023
mục lục

Nội dung chính

Ngũ hành là gì, vì sao ngũ hành được dùng để phát hiện mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng và con người? Bài viết dưới đây trung tâm Sim Hợp Tuổi sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về đặc tính ngũ hành và ứng dụng của chúng trong phong thủy sim số điện thoại.  

ngũ hành là gì

 

1. Ngũ hành là gì?

Ngũ hành là thuật ngữ chỉ 5 trạng thái trong vũ trụ gồm Kim (金), Mộc (木), Thủy (水), Hỏa (火), Thổ (土). Hiểu theo nghĩa đen trong tên gọi của 5 trạng thái này tương ứng với 5 nhóm vật chất cơ bản trong tự nhiên là kim loại - cây cỏ - nước - lửa - đất. 

Theo triết học Trung Hoa cổ đại, 5 trạng thái đó không phải vật chất như cách hiểu theo nghĩa đen, mà đúng hơn là cách quy ước xem xét tương quan của vạn vật. Khi nhắc đến ngũ hành là nhắc đến sự phát sinh, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên. Do đó, học thuyết ngũ hành được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học, đặc biệt được xem là tiêu chí tiên quyết trong luận phong thủy sim điện thoại. 

2. Đặc tính của Ngũ hành

Đặc tính của ngũ hành là lưu hành, luân chuyển và biến đổi không ngừng trong không gian và thời gian, mà không bao giờ mất đi (trong tiếng Hán Việt, chữ “hành” có nghĩa là hành động). 

- Lưu hành: 5 trạng thái Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ luôn chuyển động không ngừng theo thời gian và trong không gian. Ví như lửa sẽ đốt cháy mọi thứ khi nó đi qua, hay nước có vòng tuần hoàn từ trong lòng đất đến bầu khí quyển.  

- Luân chuyển: chỉ sự vận động, phát triển không ngừng của các trạng thái, giống như con người được sinh ra, trưởng thành và mất đi theo thời gian. 

- Biến đổi: đặc tính này của ngũ hành khẳng định mọi vật có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác một cách liên tục, không ngừng nghỉ. Chẳng hạn như cây tiếp nhận nước để phát triển, hay lửa đốt cháy gỗ thành than, tro…

 

đặc tính ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ

 

2.1. Đặc tính ngũ hành Kim

Ngũ hành Kim có 6 nạp âm là Sa Trung Kim, Kiếm Phong Kim, Kim Bạch Kim, Bạch Lạp Kim, Thoa Xuyến Kim và Hải Trung Kim. Đây là ngũ hành tượng trưng cho thể rắn, vật dẫn và khả năng chứa đựng. Đặc tính của hành Kim chủ về nghĩa, đặc tính thuần khiết, thanh tĩnh, thu liễm, túc sát. Tính chất của ngũ hành này có 2 thái cực:

- Thái cực lành: Kim là sự truyền đạt thông tin, ý tưởng, nhiệt năng của vạn vật.

- Thái cực dữ: Kim có thể là sự hủy hoại, hiểm họa như lưỡi dao, đao kiếm. 

2.2. Đặc tính ngũ hành Mộc

Ngũ hành Mộc có 6 nạp âm là Bình Địa Mộc, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, Dương Liễu Mộc, Đại Lâm Mộc và Tùng Bách Mộc. Hành Mộc đại diện cho sinh vật, cây cỏ thiên nhiên, có đặc tính mọc lên và phát triển nên có 2 thái cực:  

- Thái cực lành: Mộc thuộc khí âm mang trong mình sự mềm dẻo của cỏ cây hoa lá. Mộc thuộc khí dương mang tính chất cứng rắn, sự chống đỡ, che chở như cây đại thụ.

- Thái cực dữ: Mộc có thể vô tình hóa thành hình tượng ngọn giáo lao thẳng về phía kẻ thù. 

2.3. Đặc tính ngũ hành Thủy

Ngũ hành Thủy có 6 nạp âm là Giản Hạ Thủy, Đại Hải Thủy, Đại Khê Thủy, Trường Lưu Thủy, Thiên Hà Thủy và Tuyền Trung Thủy. Hành Thủy tượng trưng cho nước, sự ẩm ướt, có đặc tính lạnh rét, nhu thuận, hướng chảy xuống dưới, nên mang trong mình 2 thái cực: 

- Thái cực lành: Thủy có tính chất nâng đỡ, hỗ trợ làm dịu cơn khát, khô hạn. 

- Thái cực dữ: Thủy có thể nhấn chìm tất cả mọi thứ, gây hoang mang, sợ hãi.

2.4. Đặc tính ngũ hành Hỏa

Ngũ hành Hỏa có 6 nạp âm là Lư Trung Hỏa, Sơn Đầu Hỏa, Tích Lịch Hỏa, Sơn Hạ Hỏa, Phúc Đăng Hỏa và Thiên Thượng Hỏa. Hành Hỏa là sự hiện diện của lửa, có đặc tính nóng, phát nhiệt, hướng lên trên, mang trong mình 2 thái cực:

- Thái cực lành: Hỏa mang đến nhiệt lượng, thắp sáng, sưởi ấm xua tan giá lạnh, rèn kim. 

- Thái cực dữ: Hỏa sẽ thiêu đốt tất cả, mang theo xu hướng bạo tàn, chiến tranh, cuộc gây gổ luân hồi. 

2.5. Đặc tính ngũ hành Thổ

Ngũ hành Thổ có 6 nạp âm là Lộ Bàng Thổ, Đại Trạch Thổ, Sa Trung Thổ, Bích Thượng Thổ, Thành Đầu Thổ và Ốc Thượng Thổ. Hành Thổ đại diện cho đất, môi trường sống, có đặc tính nuôi dưỡng, nâng đỡ, hỗ trợ, giáo dục. Cũng giống như các ngũ hành khác thì Thổ cũng mang trong mình 2 thái cực:

- Thái cực lành: Thổ mang bản năng nâng đỡ bốn phương, là chỗ dựa vững chắc, sinh hóa thu nạp vận vật và các hành khác.

- Thái cực dữ: Thổ có khuynh hướng thành kiến, gây sự ngột ngạt.

3. Quy luật ngũ hành sinh khắc

Học thuyết ngũ hành cho rằng giữa các sự vật, hiện tượng luôn tồn tại mối quan hệ nhất định, thông qua 2 quan điểm cơ bản là Sinh (生) và Khắc (克). Không có sinh ra thì không có phát sinh, trưởng thành; không có khắc thì không thể duy trì sự cân bằng điều hòa trong quá trình biến hóa và phát triển sự vật. Đây là 2 thái cực của một vấn đề, được ví như hai mặt âm dương không thể tách rời. Hiện tượng trong sinh có khắc, trong khắc có sinh là mối quan hệ lợi dụng lẫn nhau, thúc đẩy và duy trì sự sinh trưởng và biến hóa tự nhiên của sự vật. 

3.1. Ngũ hành tương sinh

 

ngũ hành tương sinh

 

Tương sinh có nghĩa là nuôi dưỡng, thúc đẩy, trợ giúp lẫn nhau để phát triển. Trong quan hệ tương sinh có 2 mặt là sinh ra tôi và tôi sinh ra. Sinh ra tôi là phụ mẫu, tôi sinh ra là con. Theo đó, ngũ hành tương sinh có nghĩa là:

- Mộc sinh Hỏa: Vì Mộc tính ôn, Hỏa tính nóng, ẩn phục bên trong xuyên thủng Mộc sẽ sinh ra Hỏa. Hiểu đơn giản là gỗ khô là nguyên liệu đốt cháy ra lửa.

- Hỏa sinh Thổ: Vì tàn tích của Hỏa khi đốt cháy hết là tro bụi, vun đắp lâu ngày thành đất (Thổ). 

- Thổ sinh Kim: Vì kim loại, quặng tàng ẩn, vùi lấp trong núi, đá được hình thành do sức nóng và nhiệt độ của lõi trái đất. 

- Kim sinh Thủy: Vì khí của Thiếu Âm (khí của Kim) chảy ngầm trong núi tức Kim sinh ra Thủy. Hiểu đơn giản khi kim loại bị nóng chảy ở nhiệt độ cao sẽ biến thành dung dịch dạng lỏng. 

- Thủy sinh Mộc: Vì Thủy ôn nhuận làm cho Mộc sinh trưởng. Hiểu đơn giản, trong tế bào sinh vật nước chiếm trên 50% cơ thể, nên nước là điều kiện quan trọng nhất duy trì sự sống bình thường của sinh vật. 

3.2. Ngũ hành tương khắc

 

ngũ hành tương khắc

 

Tương khắc có nghĩa là ràng buộc, khắc chế, khống chế lẫn nhau. Trong quan hệ tương khắc cũng có 2 mặt là cái khắc tôi và cái tôi khắc. Trong đó, khắc tôi là quan quỷ, tôi khắc là thê tài. Theo đó, ngũ hành tương khắc có nghĩa là:

- Mộc khắc Thổ: cây cối hút chất dinh dưỡng từ đất, lâu ngày đất trở nên khô cằn.

- Thổ khắc Thủy: đất đá có thể ngăn chặn dòng chảy của nước, ví dụ như con đập.

- Thủy khắc Hỏa: nước có thể dập tắt ngọn lửa đang cháy.

- Hỏa khắc Kim: sức nóng từ lửa sẽ nung chảy kim loại.

- Kim khắc Mộc: kim loại được rèn thành đao, kiếm để chặt đổ cây cối. 

3.3. Ngũ hành phản sinh 

Quy luật ngũ hành không chỉ có thuần sinh, thuần khắc mà còn có phản sinh, phản khắc. Phản sinh xảy ra khi có sự sinh nhiều đôi khi gây điều tai hại. Ngũ hành phản sinh chính là khắc, nguyên lý cụ thể như sau:

- Kim dựa vào Thổ sinh, nhưng nếu Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp. 

- Thổ dựa vào Hỏa sinh, nhưng nếu Hỏa nhiều thì Thổ thành than.

- Hỏa dựa vào Mộc sinh, nhưng nếu Mộc nhiều thì Hỏa không cháy mạnh được.

- Mộc dựa vào Thủy sinh, nhưng nếu Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt, nhấn chìm.

- Thủy dựa vào Kim sinh, nhưng nếu Kim nhiều thì Thủy bị đục. 

3.4. Ngũ hành phản khắc

Khác với phản sinh, ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc do lực của nó quá lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc chế được nữa, mà còn bị thương tổn. Phản khắc ví như thân thể yếu nhưng của cải mạnh nên thân không giữ nổi của, kết quả là rước thêm tai họa. Nguyên lý ngũ hành phản khắc như sau:

- Kim vốn khắc được Mộc, nhưng khi Mộc cứng thì Kim bị mẻ, gãy. 

- Mộc vốn khắc được Thổ, nhưng khi Thổ nặng chặt thì Mộc bị thắt chặt, gầy yếu.

- Thổ vốn khắc được Thủy, nhưng khi Thủy nhiều thì Thổ bị xói mòn, trôi dạt.

- Thủy vốn khắc được Hỏa, nhưng khi Hỏa vượng thì Thủy bị cạn khô.

- Hỏa vốn khắc được Kim, nhưng khi Kim nhiều thì Hỏa phải tắt. 

4. Quan hệ Ngũ Hành với Con Người

Trong Chu Dịch có viết “Mọi việc, mọi vật trong thế gian đều thống nhất ở Thái cực Ngũ hành. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ này là sự thể hiện rõ nhất, lớn nhất của vạn vật. Cho nên mọi việc, mọi vật thống nhất ở Âm dương, ngũ hành. Con người là một trong vạn vật, tất nhiên phải tham gia vào sự vận động không ngừng của vũ trụ. Tứ trụ học dự đoán với tư các là sự giải thích toàn diện về cuộc sống con người - Tiểu thiên địa. Nên đó là môn học về quy luật sinh mệnh của con người. Nó vận dụng quy luật Ngũ hành để giải thích mối quan hệ giữa con người với trời đất”. 

4.1. Ngũ hành với Can Chi

Sách Ngũ hành Đại Nghĩa có viết: “Can chi là do Đại Sào phát hiện. Đại sào lấy “tình của ngũ hành để dùng Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý làm tên ngày gọi là can; Dùng Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi làm tên tháng gọi là chi. Có việc liên quan đến trời thì dùng ngày, có việc liên quan đến đất thì dùng tháng. Vì Âm dương có sự khác nhau nên có tên là can, chi”.

Ý nghĩa 10 thiên can với ngũ hành:

Ngũ hành

Kim

Mộc

Thủy

Hỏa

Thổ

Âm - Dương

Dương

Âm

Dương

Âm

Dương

Âm

Dương

Âm

Dương

Âm

Thiên Can

Canh

Tân

Giáp

Ất

Nhâm

Quý

Bính

Đinh

Mậu

Kỷ

Ý nghĩa 12 địa chi với ngũ hành:

Địa chi

Âm - Dương

Ngũ Hành

Dương

Thủy

Sửu

Âm

Thổ

Dần

Dương

Mộc

Mão

Âm

Mộc

Thìn

Dương

Thổ

Tỵ

Âm

Hỏa

Ngọ

Dương

Hỏa

Mùi

Âm

Thổ

Thân

Dương

Kim

Dậu

Âm

Kim

Tuất

Dương

Thổ

Hợi

Âm

Thủy

Ý nghĩa 60 can chi với ngũ hành:

Ngũ hành

Nạp âm

Tuổi can chi

Kim

Hải Trung Kim

Giáp Tý

Ất Sửu

Kiếm Phong Kim

Nhâm Thân

Quý Dậu

Bạch Lạp Kim

Canh Thin

Tân Tỵ

Kim Bạch Kim

Nhâm Dần

Quý Mão

Thoa Xuyến Kim

Canh Tuất

Tân Hợi

Sa Trung Kim

Giáp Ngọ

Ất Mùi

Hỏa

Lư Trung Hỏa

Bính Dần

Đinh Mão

Sơn Đầu Hỏa

Giáp Tuất

Ất Hợi 1995

Tích Lịch Hỏa

Mậu Tý

Kỷ Sửu

Sơn Hạ Hỏa

Bính Thân

Đinh Dậu

Phúc Đăng Hỏa

Giáp Thìn

Ất Tỵ

Thiên Thượng Hỏa

Mậu Ngọ

Kỷ Mùi

Thủy

Giản Hạ Thủy

Bính Tý

Đinh Sửu

Tuyền Trung Thủy

Giáp Thân

Ất Dậu

Trường Lưu Thủy

Nhâm Thìn

Quý Tỵ

Thiên Hà Thủy

Bính Ngọ

Đinh Mùi

Đại Khê Thủy

Giáp Dần

Ất Mão

Đại Hải Thủy

Nhâm Tuất

Quý Hợi

Thổ

Lộ Bàng Thổ

Canh Ngọ

Tân Mùi 

Thành Đầu Thổ

Mậu Dần 

Kỷ Mão

Ốc Thượng Thổ

Bính Tuất

Đinh Hợi

Đại Dịch Thổ

Mậu Thân

Kỷ Dậu

Bích Thượng Thổ

Canh Tý

Tân Sửu

Sa Trung Thổ

Bính Thìn 

Đinh Tỵ

Mộc

Đại Lâm Mộc

Mậu Thìn

Kỷ Tỵ

Dương Liễu Mộc

Nhâm Ngọ

Quý Mùi

Tùng Bách Mộc

Canh Dần

Tân Mão

Bình Địa mộc

Mậu Tuất

Kỷ Hợi

Tang Đố Mộc

Nhâm Tý

Quý Sửu

Thạch Lựu mộc

Canh Thân

Tân Dậu

 

4.2. Ngũ hành và Tứ Trụ

Sách “Hoàng đế nội kinh” nói: “Giữa trời đất, trong lục hợp, khí của nó có ở khắp nơi, ở ngũ tạng và 12 tiết đều thông với khí trời”. Trong bát tự ngày sinh (giờ sinh - ngày sinh - tháng sinh - năm sinh) của người ta, thiên can địa chi là khí âm dương ngũ hành. Cho nên nói âm dương và ngũ hành là hai tiêu chí cụ thể trong cơ thể, cũng là tiêu chí nói lên mệnh vận tốt xấu của cả cuộc đời. 

Cơ thể con người là diễn biến âm dương, ngũ hành sinh khắc trong tự nhiên, theo đó, khí người và khí trời liên thông với nhau. Vì vậy, con người và những thiên thể luôn có cảm ứng nhất định lẫn nhau như một thể thống nhất. Âm dương ngũ hành của thiên thế sinh khắc dẫn đến muôn vàn sự thay đổi, nó ảnh hưởng đến cơ thể của ta và mệnh vận của con người.

a. Tướng - Tính con người ứng với các khí của Ngũ hành trong Tứ trụ

 

ngũ hành và con người

 

- Người mệnh Mộc chủ về nhân, tính thẳng, ôn hòa. 

Người mệnh Mộc thịnh thường tầm vóc cao, tay chân dài, phong cách đẹp, khóe miệng tươi, sắc mặt trắng xanh, có lòng bác ái, thanh cao, khẳng khái, chất phác. Người mệnh Mộc suy thường vóc dáng gầy, tóc thưa, tính cách hẹp hòi, hay đố kỵ. Người mệnh Mộc khí tử tuyệt có lông mày ngay ngắn, cổ dài, yết hầu lồi, da thịt khô, tính biển lận. 

- Người mệnh Hỏa chủ về lễ, tính nóng nhưng tình cảm lễ độ. 

Người mệnh Hỏa thịnh thường đầu nhỏ chân dài, vóc người trên nhỏ dưới nở, mày rậm, tai nhỏ, tinh thần hoạt bát, cung kính lễ độ, nhưng tính nóng gấp gáp. Người Hỏa suy thường dáng người góc nhọn gầy vàng, nói năng ề à, dối trá, cay độc, làm việc có đầu không có đuôi.

- Người mệnh Thổ chủ về tín, tính tình đôn hậu. 

Người Thổ thịnh thường vùng thắt lưng tròn, mũi nở, lông mày thanh tú, mắt đẹp, tiếng nói vang, lưu loát, trung hiếu, chân thành, độ lượng, giữ lời hứa, hành động chắc chắn. Người Thổ khí quá mạnh thường cứng nhắc, tư duy chậm, sống hướng nội, thích sự yên tĩnh. Người Thổ khí không đủ thường sắc mặt ủ rũ, mặt mỏng, mũi ngắn, vô tình, bất tín. 

- Người mệnh Kim chủ về nghĩa, tính tính cương trực, mãnh liệt. 

Người Kim thịnh vóc dáng không béo, không gầy, mặt trắng trẻo, lông mày thanh cao, mắt sâu, sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn, tác phong quyết đoán, trọng nghĩa khinh tài, tự trọng. Người Kim khí quá mạnh thì hữu dũng vô mưu, tham muốn, bất thân. Người Kim khí không đủ thì vóc dáng gầy nhỏ, vô tình, có khi nham hiểm, háo sát, biển lận. 

- Người mệnh Thủy chủ về trí, thông minh hiền lành. 

Người Thủy thịnh sắc mặt hơi tối, nói năng nhẹ nhàng, rành rọt, hay lo cho người khác, túc trí đa mưu, học nhanh hơn người. Người Thủy khí quá mạnh hay cãi cọ, tính tình linh tinh. Người Thủy khí không đủ thường có vóc dáng thấp bé, tính tình bất thường, nhát gan, vô mưu, hành động không có thứ tự. 

➤➤➤ Xem thêm: Tra cứu tử vi trọn đời cho từng tuổi mệnh 

b. Ngũ hành của tứ trụ hợp với ngành nghề và phương vị

 

ngũ hành và phương vị, ngành nghề

 

- Người thuộc Mộc hợp phương Đông, có thể làm các nghề liên quan đến giấy, nông nghiệp, hương liệu, vật phẩm tế lễ…

- Người thuộc Hỏa hợp phương Nam, có thể làm các nghề chiếu sáng, quang học, nhiệt độ cao, các dung dịch nóng, chất dễ chảy, dầu xăng, rượu, đầu bếp, đồ hóa trang, trang sức, văn học, văn nghệ, xuất bản, sáng tác, biên soạn… 

- Người thuộc Thổ hợp phương trung tâm, có thể làm các nghề thổ sản, chăn nuôi, thêu dệt, khai thác khoáng sản, kiến trúc, mua bán nhà ở, đất đai, sản xuất bình lọ, thùng chứa  nước, làm trung gian môi giới, luật sư, quản lý, thiết kế…

- Người thuộc Thủy hợp phương Bắc, có thể làm các nghề thủy lợi, hàng hải, nước đá, thủy hải sản, đánh lưới, cảng vịnh, bể bơi, du lịch, ảo thuật, ký giải, trinh sát...

- Người thuộc Kim hợp phương Tây, có thể theo đuổi các nghề liên quan đến kim loại, trang sức, ô tô, phương tiện giao thông, sắt thép công trình, khai thác mỏ, cơ khí…

➤➤➤ Tra cứu những ngành nghề hợp tuổi khác tại công cụ xem nghề hợp tuổi. 

5. Ứng dụng ngũ hành trong phong thủy số, sim

5.1. Ứng dụng ngũ hành trong sim điện thoại

Như đã phân tích ở trên, ngũ hành là nền tảng dự đoán phương Đông Cổ dùng để quan sát, lý luận trong nhiều lĩnh vực khoa học. Cho nên sẽ là một thiết sót lớn nếu xem phong thủy sim mà không dùng học thuyết ngũ hành. 

Số sim có nội tại sinh khí, nhiều yếu tố may mắn từ quẻ dịch cát, vượng khí thời vận, âm dương cân bằng nhưng nếu xung khắc ngũ hành mệnh chủ thì không phát huy được nguồn năng lượng vốn có. Thậm chí là phản tác dụng, kéo đến tai ương, thị phi, vận số đi xuống. Cho nên nói ngũ hành chính là tiêu chí thể hiện tính cá nhân hóa của sim phong thủy. Hiểu đơn giản là không tồn tại sim phong thủy tốt cho tất cả mệnh chủ. 

 

ngũ hành sim

 

a. Cách tính ngũ hành trong sim số điện thoại

Ngũ hành của số điện thoại là ngũ hành vượng trong nội tại số sim trên cơ sở ngũ hành can chi trong Lục Thập Hoa Giáp. Thân chủ chia dãy số thành 5 cặp số từ trái qua phải,  cứ 2 số liên tiếp sẽ tương ứng với một cặp can chi trong Lục Thập Hoa Giáp, quy đổi ra ngũ hành của can và chi. Trường hợp cặp số có giá trị lớn hơn 60 thì sẽ lấy cặp số đó trừ đi 60 sau đó mới đối chiếu vào bảng quy đổi cặp số ra can chi dưới đây: 

Chú thích: 

“Dịch theo nghĩa đen, Lục Thập là 60, Hoa Giáp là một chu kỳ hoa nở tương ứng với chu kỳ vận hành của 12 con giáp. Lục Thập Hoa Giáp là vòng tuần hoàn của các con giáp từ Giáp Tý đến Quý Hợi, sau đó lại quay trở lại Giáp Tý thành một chu kỳ mới. Do đó, trong nhiều sách Trung Hoa cổ đại thì Lục Thập Hoa Giáp còn được gọi là 60 Giáp Tý. 

Tính theo hàng can và hàng chi thì Lục Thập Hoa Giáp là việc phối hợp 12 con giáp với 5 loại ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ hoặc tương ứng với 6 vòng con giáp nhân với 10 can đều thành hệ 60”.

Ví dụ tính ngũ hành dãy sim 0376.788.093 như sau:

Cặp số

03

76

78

80

93

Can chi

Bính Dần

Kỷ Mão

Tân Tỵ

Quý Mùi

Bính Thân

Ngũ hành

Hỏa - Mộc

Thổ - Mộc

Kim - Hỏa

Thủy - Thổ

Hỏa - Kim

Tổng cộng trong dãy sim trên có 3 Hỏa, 2 Mộc, 2 Thổ, 2 Kim, 1 Thủy. Có thể thấy ngũ hành Hỏa vượng nhất, nên số điện thoại 0376.788.093 mang tính Hỏa. 

b. Phân loại sim phong thủy theo ngũ hành tương sinh

Trên cơ sở xác định được ngũ hành sim kết hợp với ngũ hành tương sinh, sim phong thủy được phân chia theo 5 nhóm: sim hợp mệnh Kim, sim hợp mệnh Mộc, sim hợp mệnh Thủy, sim hợp mệnh Hỏa và sim hợp mệnh Thổ. Trong đó, mệnh chủ là trung tâm, ngũ hành sim có vai trò bổ trợ, mang sinh khí tới. 

Tuy nhiên cần lưu ý, trong Lục Thập Hoa Giáp cứ 2 thiên can xếp cạnh nhau, 1 dương 1 âm thành 1 cặp cùng một ngũ hành. Ví dụ người năm sinh Âm Lịch là Giáp Tý và người năm sinh Âm Lịch là Ất Sửu cùng ngũ hành Kim, nhưng tuổi Giáp Tý là Dương mạng còn Ất Sửu là Âm mạng. Do vậy, mỗi loại sim phong thủy hợp mệnh lại chia thành hai, hiểu đơn giản thì sim hợp mệnh Kim của tuổi Giáp Tý không phải sim hợp mệnh Kim của tuổi Ất Sửu. 

Sim hợp người mệnh Kim là sim có ngũ hành Thổ. Kim được Thổ sinh ra, nhờ Thổ nuôi dưỡng mà thành. Trong sim hợp mệnh Kim lại chia thành 2 loại theo Âm Dương là:

- Sim hợp mệnh Kim - Dương mạng dành cho tuổi 2000 - Canh Thìn; tuổi 1992 - Nhâm Thân; tuổi 1984 - Giáp Tý; tuổi 1970 - Canh Tuất; tuổi 1962 - Nhâm Dần; tuổi 1954 - Giáp Ngọ.

- Sim hợp mệnh Kim - Âm mạng dành cho tuổi 2001 - Tân Tỵ; tuổi 1993 - Quý Dậu; tuổi 1985 - Ất Sửu; tuổi 1971 - Tân Hợi; tuổi 1963 - Quý Mão; tuổi 1955 - Ất Mùi.

➤➤➤ Tra cứu bảng số điện thoại dành riêng cho người mệnh Kim tại sim phong thủy hợp mệnh Kim

Sim phong thủy hợp mệnh Mộc là sim có ngũ hành Thủy. Cây cỏ cần có nước nuôi dưỡng thì mới có thể tươi tốt, sinh sôi nảy nở. Mệnh Mộc lại có Âm mạng và Dương mạng nên sim hợp mệnh Mộc gồm 02 loại:

- Sim hợp mệnh Mộc - Âm mạng cho các tuổi 2003 - Quý Mùi, tuổi 1989 - Kỷ Tỵ, tuổi 1981 - Tân Dậu, tuổi 1973 - Quý Sửu, tuổi 1959 - Kỷ Hợi, tuổi 1951 - Tân Mão

- Sim hợp mệnh Mộc - Dương mạng cho tuổi 2002 - Nhâm Ngọ, tuổi 1988 - Mậu Thìn, tuổi 1980 - Canh Thân, tuổi 1972 - Nhâm Tý, tuổi 1958 - Mậu Tuất, tuổi 1950 - Canh Dần

➤➤➤ Tra cứu bảng số điện thoại dành riêng cho người mệnh Mộc tại sim phong thủy hợp mệnh Mộc

Sim hợp người mệnh Thủy là sim có ngũ hành Kim. Kim trong lòng đất, sinh ra Thủy nên Thủy ưa gặp Kim tương sinh, trợ giúp. Sim hợp mệnh Thủy gồm cũng chia thành 2 loại theo âm dương can chi: 

- Sim hợp mệnh Thủy - Dương mạng cho các tuổi 2004 - Giáp Thân; tuổi 1996 Bính Tý; tuổi 1982 - Nhâm Tuất; tuổi 1974 - Giáp Dần; tuổi 1966 - Bính Ngọ và tuổi 1952 - Nhâm Thìn

- Sim hợp mệnh Thủy - Âm mạng cho các tuổi 2005 - Ất Dậu; tuổi 1997 Đinh Sửu; tuổi 1983 - Quý Hợi; tuổi 1975 - Ất Mão; tuổi 1967 - Đinh Mùi và tuổi 1953 - Quý Tỵ.

➤➤➤ Tra cứu bảng số điện thoại dành riêng cho người mệnh Thủy tại sim phong thủy hợp mệnh Thủy.

Sim hợp người mệnh Hỏa là sim có ngũ hành Mộc. Hỏa ưa gặp Mộc để sinh vượng, nhờ có Mộc trợ giúp mà được cát lợi. Xét thêm theo Âm - Dương thì sim hợp mệnh Hỏa cũng chia ra làm 2 loại là sim hợp mệnh Hỏa Dương và sim hợp mệnh Hỏa Âm. 

- Sim hợp mệnh Hỏa - Dương mạng cho các tuổi 2008 - Mậu Tý, tuổi 1994 - Giáp Tuất, tuổi 1986 - Bính Dần, tuổi 1978 - Mậu Ngọ, tuổi 1964 - Giáp Thìn, tuổi 1956 Bính Thân.

- Sim hợp mệnh Hỏa - Âm mạng cho các tuổi 2009 - Kỷ Sửu; tuổi 1995 - Ất Hợi; tuổi 1987 - Đinh Mão; tuổi 1979 Kỷ Mùi; tuổi 1965 - Ất Tỵ; tuổi 1957 - Đinh Dậu.

➤➤➤ Tra cứu bảng số điện thoại dành riêng cho người mệnh Hỏa tại sim phong thủy hợp mệnh Hỏa.

Sim hợp người mệnh Thổ là sim có ngũ hành Hỏa. Vì Hỏa nóng, đốt cháy Mộc thành tro, nhờ Hỏa mà Thổ được bồi đắp, sinh vượng. Cũng giống như các mệnh khác thì sim hợp mệnh Thổ cũng chia thành:

- Sim hợp mệnh Thổ - Dương mạng cho các tuổi 2006 - Bính Tuất, tuổi 1998 - Mậu Dần; tuổi 1990 - Canh Ngọ; tuổi 1976 - Bính Thìn; tuổi 1968 - Mậu Thân; tuổi 1960 - Canh Tý;

- Sim hợp mệnh Thổ - Âm mạng cho các tuổi 2007 - Đinh Hợi, tuổi 1999 - Kỷ Mão; tuổi 1991 - Tân Mùi; tuổi 1977 - Đinh Tỵ; tuổi 1969 - Kỷ Dậu; tuổi 1961 - Tân Sửu;

➤➤➤ Tra cứu bảng số điện thoại dành riêng cho người mệnh Thổ tại sim phong thủy hợp mệnh Thổ.

c. Lưu ý tuyệt đối tránh chọn sim phong thủy theo ngũ hành tương khắc

Có sim phong thủy hợp mệnh thì cũng có sim khắc mệnh, đây là những số điện thoại sẽ làm suy hao năng lượng thân chủ, dễ kéo đến tai ương, thị phi, rối loạn cuộc sống. Theo đó, những dãy sim có ngũ hành xung khắc mệnh thì nên tuyệt đối tránh như sau:

- Người mệnh Kim không nên dùng sim có ngũ hành Hỏa, vì Hỏa khắc Kim.

- Người mệnh Mộc không nên dùng sim có ngũ hành Kim, vì Kim khắc Mộc.

- Người mệnh Thủy không nên dùng sim có ngũ hành Thổ, vì Thổ khắc Thủy.

- Người mệnh Hỏa không nên dùng sim có ngũ hành Thủy, vì Thủy khắc Hỏa.

- Người mệnh Thổ không nên dùng sim có ngũ hành Mộc, vì Mộc khắc Thổ. 

d. Sai lầm phổ biến khi chọn sim phong thủy theo ngũ hành

Sai lầm phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là xác định sai phương pháp tính ngũ hành sim. Theo đó, phương pháp gây nhầm lẫn nhiều nhất khi xác định ngũ hành sim là dựa trên ngũ hành từng chữ số riêng lẻ theo 9 con số ma phương Lạc Thư.

- Số 1 - cung Khảm thuộc hành Thủy

- Số 2 - cung Khôn thuộc hành Thổ

- Số 3 - cung Chấn thuộc hành Mộc

- Số 4 - cung Tốn thuộc hành Mộc

- Số 5 - Trung cung thuộc hành Thổ

- Số 6 - cung Càn thuộc hành Kim

- Số 7 - cung Đoài thuộc hành Kim

- Số 8 - cung Cấn thuộc hành Thổ

- Số 9 - cung Ly thuộc hành Hỏa

Từ ngũ hành của 9 con số ma phương Lạc Thư sẽ xét được những trong dãy sim ngũ hành nào xuất hiện nhiều nhất thì chính là ngũ hành dãy sim.

Ví dụ ngũ hành số sim 0376.788.093 tính theo Lạc Thư như sau: 

Bỏ qua số 0 thì số lần xuất hiện của hành Kim là 3, hành Mộc là 2, hành Thủy là 0, hành Hỏa là 1, hành Thổ là 2. Như vậy, ngũ hành Kim chiếm thượng phong nên ngũ hành dãy số theo Lạc Thư là ngũ hành Kim. 

Điểm bất cập lớn nhất khi tính ngũ hành sim theo Lạc Thư:

9 con số ma phương Lạc Thư tương ứng với 8 phương vị và phương vị trung tâm, nên không có số 0. Trong khi đó, một số sim bất kỳ đều bắt đầu bằng số 0, nên chưa xét được ý nghĩa 100% ngũ hành của số sim. 

Mặt khắc, trong 9 con số Lạc Thư thì hành Thổ chiếm 30% (số 2, số 5 và số 8), còn hành Hỏa (số 9) hay hành Thủy (số 1) chỉ chiếm 10%. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng về ngũ hành dãy sim, còn thực tế trong tự nhiên ngũ hành luôn có xu hướng cân bằng hài hòa. 

5.2. Ứng dụng ngũ hành sinh khắc trong số hợp tuổi

 

ngũ hành con số

 

Từ ngũ hành của từng con số độc lập và quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc hoàn toàn có thể xác định được con số hợp tuổi. Ngũ hành của các con số riêng lẻ tính theo Lạc Thư phối Hậu Thiên Bát Quái tương ứng hợp/ khắc với từng mệnh như sau:

- Số 1 thuộc ngũ hành Thủy, tương sinh cho người mệnh Mộc, nhưng khắc người mệnh Hỏa.

- Số 2, số 5 và số 8 thuộc ngũ hành Thổ, đều tương sinh cho người mệnh Kim, nhưng khắc người mệnh Thủy.

- Số 3 và số 4 thuộc ngũ hành Mộc, tương sinh cho người mệnh Hỏa, nhưng khắc người mệnh Thổ. 

- Số 6 và số 7 thuộc ngũ hành Kim, tương sinh cho người mệnh Thủy, nhưng khắc người mệnh Mộc. 

- Số 9 thuộc ngũ hành Hỏa, tương sinh cho người mệnh Thổ, nhưng lại khắc người mệnh Kim. 

➤➤➤ Mời quý bạn ý nghĩa của từng con số mang lại may mắn cho riêng mệnh tuổi của mình tại công cụ tra cứu số hợp tuổi

Khi hiểu được ngũ hành là gì, mỗi bạn sẽ biết được cách ứng dụng vào những lĩnh vực trong cuộc sống. Mục đích nhằm chủ động nắm bắt được vận số của mình, tìm được những vật phẩm, thông tin bổ trợ vận khí cát lành.

XEM PHONG THỦY 4 SỐ CUỐI ĐIỆN THOẠI