Chi tiết ý nghĩa 8 quẻ Bát Quái trong Kinh Dịch đầy đủ và chuẩn xác

Đăng ngày: 03-10-2023 - Bởi Chuyên gia Lý Hồng Lượng
mục lục

Nội dung chính

Hành quẻ kinh dịch có 8 quẻ bát quái đơn. Ghép quẻ được 64 quẻ kép với nội quái và ngoại quái. Mỗi quẻ mang những ý nghĩa riêng. Cắt nghĩa quẻ đơn chính là tiền đề để xét luận ra ý nghĩa chung quẻ kép. Vậy ý nghĩa 8 quẻ bát quái chi tiết như nào thì hãy tham khảo tại nội dung dưới đây.

1. Nguồn gốc hình thành 8 quẻ bát quái trong Kinh Dịch

Kinh dịch khởi nguyên từ sự biến hóa trong Bát quái. Bát quái tức là 8 cửa trong vũ trụ, bao gồm 8 quẻ đơn là Càn - Khôn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Đoài. Ở mỗi quẻ đơn tùy vào cách sắp xếp của hào (vạch) là âm hay dương sẽ mang tới những ý nghĩa khác nhau. Ghép lại quẻ đơn tạo nào quẻ bao gồm thượng quái và hạ quái thành 64 quẻ kinh điển, từ đó sinh ra Kinh Dịch học. Đây là lý thuyết để luận đoán sự chuyển vận, hiện tượng diễn biến của vạn vật trong vũ trụ.

nguon goc 8 que bat quai

2. Cấu tạo và ý nghĩa 8 quẻ bát quái

Cấu tạo của 8 quẻ đơn bát quái được tạo thành từ 3 hào (vạch) với nét liền và đứt khác nhau, tạo nên những hình thái và ý nghĩa cụ thể. 

2.1 Ý nghĩa quẻ Càn trong 8 quẻ kinh dịch

a. Quẻ Càn trong Kinh Dịch

- Hào: Bao gồm 3 hào dương (tức là 3 nét liền)

- Ý nghĩa: Trời ở trên cao nên hơn tất thảy. Đồng thời quẻ Càn cũng tượng trưng cho sự uy quyền, bền bỉ và nghị lực.

- Tượng trưng: 天 Thiên/Trời

b. Quẻ Càn trong phong thủy

- Ngũ hành: Kim

- Thuộc hướng: Tây Bắc 

- Con số đại diện: số 6

- Linh vật: Mã (ngựa)

c. Quẻ Càn trong chiêm đoán cuộc sống

- Nhân sự: Đó là sự rắn rỏi, quả quyết và vũ dùng. Tức là động nhiều hơn tính, bất khuất kết hợp với cao thượng.

- Gia trạch: Mùa thu của nhà hưng thịnh. Cẩn thận mùa hạ sẽ đưa tới họa, mùa đông thì tan lạnh và đón mùa xuân đầy may mắn.

- Hôn nhân: Có thể kết thân với nhà lớn quyền quý, có thanh danh địa vị. Về mùa thu thì thường dễ thành việc, còn mùa đồng cẩn thận bất lợi.

- Sinh đẻ: Đây là thời điểm dễ cho việc sinh đẻ, sinh được quý tử. Nếu vào đầu hạ thì chủ về tổn hại và xem hướng ngồi về phía Tây Bắc.

- Cầu danh: Chủ về có được danh, vị trí nhận chức dễ dàng, cầm quyền, nhậm chức về phía Tây Bắc, dịch quan, thiên sứ.

- Mưu vọng: Ý nghĩa về thành đạt, hợp khi có động, của cải. Mùa hạ chủ về khó thành, còn về mùa đông thì mưa nhiều nên ít khi đạt được.

- Cầu lợi: Thời gian giống như vàng ngọc, có được của cải, chốn cửa công đón được lộc của cải. Mùa thu lợi lớn. Tuy nhiên mùa hạ hao tốn tiền của, mùa đông tài sản có ít.

- Xuất hành: Xuất hành có lợi, hợp về kinh sư. Đi về hướng Tây Bắc thì đón được lợi. Về mùa hạ chú ý xem bất.

- Bệnh tật: Bệnh tật ở phổi, đầu mặt, gân cất, thượng tiêu. Sức khỏe mùa hạ không tốt.

d. Quẻ Càn trong cơ thể người

Cơ thể ứng quẻ Càn ở vị trí đầu. Đây là vị trí cao nhất, chứa bộ điều khiến của trung ương nên quan trọng. Có thể chi phối về tất cả hành động trên cơ thể.

2.2 Ý nghĩa quẻ Khảm trong 8 quẻ bát quái

a. Quẻ Khảm trong Kinh Dịch

- Hào: Bao gồm 1 hào dương, 2 hào âm (hay là 1 vạch liền, 2 vạch đứt), vị trí vạch liền nằm giữa 2 vạch đứt. 

- Ý nghĩa: Khảm được hiểu là dòng chảy. Ở thời cổ năng sản xuất đạt mức thấp kém, tai họa hồng thủy đưa tới. Vì thế con người phải cẩn trọng vấn đề về Khảm, coi đó là nguy hiểm. Khảm tượng trưng cho hình ảnh của nước và chỉ về sự gian khổ cũng như khó nhọc.

- Tượng trưng: 水 Thủy/Nước

b. Quẻ Khảm trong phong thủy

- Ngũ hành Thủy

- Thuộc hướng: Bắc

- Con số đại diện: số 1

- Linh vật: Con heo

c. Quẻ Khảm trong chiêm đoán cuộc sống

- Nhân sự: Chú có kẻ ti tiện âm mưu hiểm sâu. Bên ngoài luôn tỏ ra nhu nhưng bên trong lại nghĩ tới lợi. Lưu tâm trôi nổi bất thành, có thể sóng thì trôi, gió thì dạt.

- Gia trạch: Tinh thần bất an, đề phòng cướp giật, có thể am vị.

- Hôn nhân: Lợi hơn đối với trung nam. Ngoài ra hợp hơn với quan hệ phương Bắc. Thành hôn chủ về bất lợi. Chú ý tháng kết hôn không lợi như tháng Tuất, tháng Sửu hay tháng Mùi.

- Sinh đẻ: Sinh nở khó khăn, nhiều nguy hiểm hoặc hợp với thai thứ, nam trung nam. Những tháng Thìn, Sửu, Tuất hay Mùi có tổn thất và hợp với phương Bắc.

- Cầu danh: Thời kỳ gian nan. Đề phòng nạn tai. Thích hợp với việc nhận chức khi ở phương Bắc. Chức liên quan tới nghề sông nước, cá hoặc rượu kiêm dấm. 

- Mưu vọng: Không phải thời hợp với mưu vọng, không thể đạt thành tựu. Thu Đông lưu ý mưu vọng có thể được.

- Cầu lợi: Có thể mất của, hợp với của cải ở với bến nước. Cẩn thận mất mát, thích hợp với muối cá, lợi cho hàng rượu, phòng cướp âm thất. 

- Xuất hành: Không hợp cho việc di chuyển đi xa, bơi thuyền, di chuyển về hướng Bắc Tây. Ngoài ra đề phòng cảnh giác hiểm trở, chết đuối hoặc cướp bóc.

- Bệnh tật: Bệnh tật về tim, bệnh thận, thủy tả, lạnh kinh niên, bệnh về máu hoặc cảm hàn.

d. Quẻ Khảm trong cơ thể người

Khảm được hiểu là nước. Trong cơ thể của con người có nước, quẻ Khảm tượng trưng cho bộ phận tai. Người xưa khi nói về quẻ Khảm có câu “tai thính và mắt tinh” ngụ ý về con người có tai minh mẫn sẽ nghe được những điều tốt đẹp, lạc quan và yêu đời.

2.3 Ý nghĩa quẻ Cấn trong 8 quẻ đơn Bát Quái

a. Quẻ Cấn trong Kinh Dịch

- Hào: Bao gồm 1 hào Dương và 2 hào Âm (tức 1 vạch liền, 2 vạch đứt).

- Ý nghĩa: Tượng trưng cho ý nghĩa về sự tĩnh lặng, chờ đợi. Đây cũng là quẻ đơn biểu thị cho tình trạng cô đơn.

- Tượng trưng: 山 Sơn/Núi

b. Quẻ Cấn trong phong thủy

- Ngũ hành Mộc

- Thuộc hướng: Tây Bắc

- Con số đại diện: số 8

- Linh vật: Con chó

c. Quẻ Cấn trong chiêm đoán cuộc sống

- Nhân sự: Cách trở, cần giữ yên tĩnh, không quyết tiến thoái. Dừng lại không thấy hoặc quay lưng.

- Gia trạch: Ẩn, mọi việc có sự trở ngại. Người nhà có sự không hòa mục. Mùa xuân chú ý không ổn.

- Hôn nhân: Cách trở nên khó thành. Dù thành thì cũng chậm. Hôn nhân có lợi đối với những chàng trai trẻ. Mùa xuân có thể không lợi.

- Sinh đẻ: Khó có thể sinh nở. Cẩn thận những vấn đề nguy hiểm, trở ngại và hợp với hướng Đông Bắc. Về mùa xuân dễ mất mát.

- Cầu danh: Chủ về trở ngại, không có tên tuổi, hợp với việc nhậm chức phương Đông Bắc. Hợp với chức vụ thổ quan vùng làng núi.

- Mưu vọng: Trắc trở mưu vọng có thể không thành. Tiến thoái thì khó quyết.

- Cầu lợi: Nếu cầu tài sẽ trở ngại. Thu được hên may ở chốn sơn lâm. Mùa xuân không được lợi như ý và có thể tổn thất.

- Xuất hành: Không nên đi xa, có thể có đồn trú. Chú ý chỉ đi bộ gần.

- Bệnh tật: Cẩn thận bệnh tật ngón tay, bệnh ở tì vị.

d. Quẻ Cấn trong cơ thể người

Trong cơ thể con người thì quẻ Cấn liên tưởng tới một người dùng tay để tập thể dục hay chống đẩy. Vì thế Cấn chủ về đại diện cho đôi tay.

2.4 Ý nghĩa quẻ Chấn trong 8 quẻ bát quái

a. Quẻ Chấn trong Kinh Dịch

- Hào: Là quẻ bao gồm 2 hào Âm và 1 hào Dương (vị trí sắp xếp 2 hàm đứt đặt trên 1 hào liền).

- Ý nghĩa: Tượng trưng cho sự con rồng, tăng trưởng. Từ dưới sân bay vút lên bầu trời đầy bão tố. Quẻ Chấn ngoài ra cũng có nhiều ý nghĩa khác nhau.

- Tượng trưng: 雷 Lôi/Sấm

b. Quẻ Chấn trong phong thủy

- Ngũ hành Mộc

- Thuộc hướng: Đông

- Con số đại diện: số 3

- Linh vật: con rồng

c. Quẻ Chấn trong chiêm đoán cuộc sống

- Nhân sự: Khởi sự, có sự kinh sợ, giận, động nhiều sợ hãi và tĩnh ít.

- Gia trạch: Trong nhà có thể không có gì đáng sợ. Mùa xuân và đông tốt. Mùa thu gặp phải bất lợi.

- Hôn nhân: Có thể được như ý, có được thanh danh, hôn nhân trưởng nam được lợi. Mùa thu có thể không hợp cho việc kết hôn.

- Sinh đẻ: Kinh sợ có thể vô cớ, mang thai dễ động bất an. Thai đầu tất sẽ sinh con trai. Hợp về hướng Đông. Mùa thu tất nhiều chuyện tổn thất.

- Cầu danh: Có được danh, hợp với việc nhiệm chức về phía Đông. Chức vụ nhận được hiệu phát lệnh, đường quan lộc hình ngục. Nhiệm vụ thuế trà, khóa, mộc, trúc, chức hàng hóa về phố phường.

- Mưu vọng: Chủ về hy vọng được, cầu được và lập mưu trước khi hành động. Mùa thu không được mọi việc như mong ước.

- Cầu lợi: Cầu tài xứ đông, của cải tre gỗ miền rừng núi, mang tới lợi về hàng hóa về gỗ rừng núi trà tre.

- Xuất hành: Hướng đi về hướng Đông có được lợi. Lời về rừng núi. Mùa thu không hợp cho việc xuất hành, sợ hãi những chuyện không đâu.

- Bệnh tật: Cẩn thận bệnh tật can kinh, tật ở chân hoặc tinh thần bất an hoảng sợ.

d. Quẻ Chấn trong cơ thể người

Quẻ Chấn tính động có sự di chuyển. Trong hình bát quái quẻ Chấn có 2 hào trên đứt, 1 hào dưới liền tựa như hình ảnh của hai chân. Vì thế, quẻ này biểu thị trên cơ thể con người quẻ Chấn ứng với chân. Bộ phận của sự đi lại, vận động.

y nghia 8 que bat quai

2.5 Ý nghĩa quẻ Tốn trong 8 quẻ bát quái

a. Quẻ Tốn trong Kinh Dịch

- Hào: Bao gồm 2 hào Dương và 1 hào Âm (tức 2 vạch liền ở trên 1 vạch đứt)

- Ý nghĩa: Tượng trưng cho hình ảnh đất ở trạng thái tĩnh, vật bên trên ở trạng thái động, mang ý nghĩa về gió thổi. Tốn được hiểu là thảo mộc, tượng trưng về con gái cả, có sự sâu sắc. Đây cũng là quẻ mang ý nghĩa về sự ẩn hiện, dịu dàng.

- Tượng trưng: 風 Phong/Gió

b. Quẻ Tốn trong phong thủy

- Ngũ hành Mộc

- Thuộc hướng: Đông Nam

- Con số đại diện: số 4

- Linh vật: Con gà

c. Quẻ Tốn trong chiêm đoán cuộc sống

- Nhân sự: Chủ về bất an, có sự nhu hòa hoặc tác động cổ vũ. Lợi được gấp ba nhưng tiến thoái không được kết quả như ý.

- Gia trạch: Yên ổn lợi chợ. Mùa xuân đón vận tốt lành, tuy nhiên bất an vào mùa thu.

- Hôn nhân: Có thể thành được đại sự hôn nhân. Đặc biệt hợp kết hôn với người ở vị trí trưởng nữ. 

- Sinh đẻ: Quẻ này mưu cầu sinh nở thuận lợi, dễ sinh con gái. Chú ý thu sang gây ra tổn thai. Hợp ngồi hướng Tây, Đông, Nam.

- Cầu danh: Được địa vị, danh tiếng. Hợp với phong hiến, văn chức. Bên cạnh đó hợp chức khóa, thuế hóa, trà. Hợp với nhiệm vụ Đông Nam.

- Mưu vọng: Mưu vọng có thể đạt được. Có tiền có của, có thành công. Thu xem cẩn trọng, mua nhiều nhưng ít được như ý muốn.

- Cầu lợi: Cầu lợi được lợi gấp ba. Lợi đưa tới hợp sơn lâm. Mùa thu dự việc khó thành, có lợi về trúc trà không được bán.

- Xuất hành: Thuận thành như ý, lợi về việc xuất nhập. Hướng hợp chủ về Đông Nam. Mùa thu xem như bất lợi.

- Bệnh tật: Chú ý về tật bệnh đùi, ruột, tay hoặc hàn tà, khí tật và gió.

d. Quẻ Tốn trong cơ thể người

Quẻ Tốn đại diện cho vị trí bắp đùi của cơ thể. Ví trị bắp đùi nằm ở đầu gối trở lên. Bộ phận này tập trung nhiều về sức mạnh cho cơ thể, cũng có khả năng chống đỡ tốt nhất cho trọng lượng của cơ thể.

2.6 Ý nghĩa quẻ Ly trong 8 quẻ bát quái

a. Quẻ Ly trong Kinh Dịch

- Hào: Bao gồm 1 hào Âm nằm xen giữa 2 hào Dương (tức 1 vạch đứt nằm ở chính giữa của 2 vạch liền).

- Ý nghĩa: Quẻ Ly có 2 hào Dương tượng trưng cho bao ngoài bị nóng, lửa lớn. Hào Âm là rộng là hình ảnh củi đốt, nhiên liệu. Tia chớp mang tới đám cháy lớn. Ly cũng được coi là tia chớp đẹp. Quẻ đơn này hàm chứa về sự kiên cường. Bên ngoài tỏ ra bất khuất nhưng ẩn dấu bên trong sự trống rỗng cũng như yếu đuối.

- Tượng trưng: 火 Hỏa/Lửa

b. Quẻ Ly trong phong thủy

- Ngũ hành Hỏa

- Thuộc hướng: Tây Nam

- Con số đại diện: số 4

- Linh vật: con chim trĩ

c. Quẻ Ly trong chiêm đoán cuộc sống

- Nhân sự: Lợi chủ về văn hoa, có tài học tập, thông minh trí tuệ hơn người. Tương kiến hư tâm, may mắn việc sách vở.

- Gia trạch: Mọi sự bình thiện, yên ổn an gia. Mùa đông chú ý bất an, cẩn trọng khắc thể văn sinh ra hỏa tai.

- Hôn nhân: Hôn sự khó thành, chỉ trung nữ được lợi. Mùa hạ tốt hơn, mùa đông không được lợi.

- Sinh đẻ: Sinh sản ở tuổi trung nữ dễ dàng. Mùa đông chú ý tổn hại. Hướng hợp phía Nam.

- Cầu danh: Có được chức danh. Hợp chức về phương Nam. Giữ chức nấu luyện về vàng bạc hoặc quan văn.

- Mưu vọng: Mưu vọng hợp cho việc liên quan tới văn thư.

- Cầu lợi: Cầu được tài sản, cầu việc hợp về phương Nam. Tài về văn thư. Mùa đông chuyện gì cũng khó thành.

- Xuất hành: Xuất hành chủ về hợp phương Nam. Hợp việc văn thư. Mùa đông chú ý về chuyển đi hoặc đi thuyền không hợp.

- Bệnh tật:Bệnh đau trong tâm, có thể thương tiêu, đau mắt, bệnh nhiệt. Mùa hạ nóng dịch tình trạng thời khi.

d. Quẻ Ly trong cơ thể người

Đại diện cho ánh sáng rực lửa, hào quang tỏa từ phía mặt trời và chiếu rọi tới vạn vật trên khắp thế gian. Mà mắt của con người có thể nhìn thấy vạn vật, hiện tượng nên quẻ Ly chính là bộ phận mắt của cơ thể người. Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn. Mắt sáng, mắt khỏe có thể nhìn thấu sự vật, sự việc.

2.7 Ý nghĩa quẻ Khôn trong 8 quẻ kinh dịch

a. Quẻ Khôn trong Kinh Dịch

- Hào: Bao gồm 3 hào Âm liền nhau (chính là 3 vạch đứt).

- Ý nghĩa: Hào Âm chủ về sự tĩnh, tiêu cực nên đại diện cho nhu thuận. Trên Trái Đất chứa tất thảy vạn vật, trữ tồn năng lượng. Vì thế Khôn chính là đất, thể hiện sự gánh vác.

- Tượng trưng: 地 Địa/Đất

b. Quẻ Khôn trong phong thủy

- Ngũ hành Thổ

- Thuộc hướng: Tây Nam

- Con số đại diện: số 2

- Linh vật: con trâu

c. Quẻ Khôn trong chiêm đoán cuộc sống

- Hôn nhân: Lợi dụng về việc hôn nhân hợp kho thuế. Mùa xuân chú ý hôn nhân không đưa tới lợi.

- Sinh đẻ: Chủ về sinh nở dễ dàng. Tuy nhiên nếu sinh vào mùa xuân cẩn thận khó đẻ, bất lợi cho sản phụ hoặc tổn thất. Hướng hợp là Tây Nam.

- Cầu danh:Cầu danh được danh, hướng hợp Tây Nam. Hợp chức giáo quan hoặc nông quan, thủ công. Mùa xuân bất lợi, dễ hư danh.

- Mưu vọng: Mưu vọng cầu được lợi. Cầu xóm xã, yên tĩnh được như ý. Mùa xuân vạn việc khó thuận ý muốn hoặc mưu liên quan tới đàn bà.

- Xuất hành: Xuất hành khá thuận, hướng về phía Tây Nam. Đi bộ về phía xóm làng. Mùa xuân không được lợi, không nên đi.

- Bệnh tật: Bệnh tật tỳ vị, bệnh ở bụng. Ăn uống đơn giản bình thường, ăn gạo khó tiêu hóa.

d. Quẻ Khôn trong cơ thể người

Quẻ Khôn tượng trưng cho diện tích đất đai rộng lớn, có sự nâng đỡ vạn vật. Quẻ này xét trên cơ thể là phần bụng, nơi chứa đụng toàn bộ ngũ tạng lục phủ con người.

2.8 Ý nghĩa quẻ Đoài trong 8 quẻ trong bát quái

a. Quẻ Đoài trong Kinh Dịch

- Hào: Quẻ này bao gồm 1 hào Âm và 2 hào Dương, trong đó hào Âm nằm trên cùng, bên dưới là 2 hào Dương (tức là 1 nét đứt trên cùng, bên dưới là 2 nét liền)

- Ý nghĩa: Quẻ Đoài về hình thức khuyết trên nên được xem là sứt mẻ, lõm ở trên miệng. Đây là quẻ đại diện cho việc bị hủy hoại. Mùa thu nặng sát khí, vạn vật đứng trước khả năng bị hủy hoại.

- Tượng trưng: 澤 Trạch/Đầm/Hồ

b. Quẻ Đoài trong phong thủy

- Ngũ hành Kim

- Thuộc hướng: Tây

- Con số đại diện: số 7

- Linh vật: con dê

c. Quẻ Đoài trong chiêm đoán cuộc sống

- Nhân sự: Vui đẹp, chú ý miệng lưỡi nói nhảm hoặc ăn uống.

- Gia trạch:Không được yên ổn. Cẩn thận về miệng lưỡi. Mùa thu chủ về tốt lành, mùa hạ có thể bị tổn thất.

- Hôn nhân:Hôn sự khó thành. Mùa thu xem mới có thể thành được, có chuyện vui mừng. Thời điểm này thành hôn tốt lành, nhất là thiếu nữ. Mùa hạ nên xem lại vì không có lợi.

- Sinh đẻ: Không có lợi về chuyện sinh nở, dễ tắc hoặc tổn thai. Có thể sinh được con gái. Mùa hạ không lợi. Hướng hợp là hướng Tây.

- Mưu vọng: Mọi mưu vọng chủ về khó thành. Trong mưu đề phòng có mất mát, mùa thu đưa tới chuyện vui, mùa hạ thì lại không được vui.

- Cầu lợi:Cầu lợi khó được như ý, chủ về tổn thất tiền của. Tài lợi cũng ở miệng lưỡi. Mùa thu có của may. Mùa hạ cẩn thận bị mất của

- Xuất hành: Xuất hành đi xa không nên. Đề phòng tổn thất hoặc miệng lưỡi. Hợp xuất hành ở hướng Tây. Mùa thu dự báo việc đi lại chủ về có lợi.

- Bệnh tật: Bệnh tật về yết hầu miệng lưỡi. Chú ý ăn uống khó tiêu, hoặc có tật do khí nghịch.

d. Quẻ Đoài trong cơ thể người

Đối với vạn vật trong thiên nhiên, quẻ Đoài được ví với hình ảnh ao hồ. Vì quẻ đơn này giống như lỗ hổng. Vì thế trên cơ thể của con người lỗ hổng lớn nhất chính là miệng. Theo đó quẻ Đoài đại diện cho bộ phận con người chính là miệng.

3. Sự kết hợp 8 quẻ bát quái đơn trong Kinh Dịch

Kinh dịch có 8 quẻ đơn khi kết hợp lại sẽ tạo nên 64 quẻ kinh dịch. Quẻ hình thành bản chất được cấu tạo từ ngoại quái và nội quái. Cụ thể như sau

3.1. Quẻ Càn kết hợp với 8 quẻ đơn Kinh Dịch

- Quẻ Càn là quẻ nội quái:

  • Càn (nội quái) - Càn (ngoại quái): quẻ Thuần Càn

  • Càn (nội quái) - Khảm (ngoại quái): quẻ Thủy Thiên Nhu

  • Càn (nội quái) - Khôn (ngoại quái): quẻ Địa Thiên Thái

  • Càn (nội quái) - Cấn (ngoại quái): quẻ Sơn Thiên Đại Súc

  • Càn (nội quái) - Tốn (ngoại quái): quẻ Phong Thiên Tiểu Súc

  • Càn (nội quái) - Chấn (ngoại quái): quẻ Lôi Thiên Đại Tráng

  • Càn (nội quái) - Ly (ngoại quái): quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu

  • Càn (nội quái) - Đoài (ngoại quái): quẻ Trạch Thiên Quải

- Quẻ Càn là ngoại quái:

  • Càn (ngoại quái) - càn (nội quái): quẻ Thuần Càn

  • Càn (ngoại quái) - Khảm (nội quái):  quẻ Thiên Thủy Tụng

  • Càn (ngoại quái) - Khôn (nội quái): quẻ Thiên Địa Bĩ

  • Càn (ngoại quái) -  Cấn (nội quái): quẻ Thiên Sơn Độn

  • Càn (ngoại quái) - Tốn (nội quái): quẻ Thiên Phong Cấu

  • Càn (ngoại quái) - Chấn (nội quái): quẻ Thiên Lôi Vô Vọng

  • Càn (ngoại quái) - Ly (nội quái): quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân

  • Càn (ngoại quái) - Đoài (nội quái): quẻ Thiên Trạch Lý

3.2. Quẻ Khảm kết hợp với 8 quẻ bát quái

- Quẻ Khảm là quẻ nội quái:

  • Khảm (nội quái) - Càn (ngoại quái): quẻ Thiên Thủy Tụng

  • Khảm (nội quái) - Khảm (ngoại quái): quẻ Thuần Khảm

  • Khảm (nội quái) - Khôn (ngoại quái): quẻ Địa Thủy Sư

  • Khảm (nội quái) - Cấn (ngoại quái): quẻ Sơn Thủy Mông

  • Khảm (nội quái) - Tốn (ngoại quái): quẻ Phong Thủy Hoán

  • Khảm (nội quái) - Chấn (ngoại quái): quẻ Lôi Thủy Giải

  • Khảm (nội quái) - Ly (ngoại quái): quẻ Hỏa Thủy Vị Tế

  • Khảm (nội quái) - Đoài (ngoại quái): quẻ Trạch Thủy Khốn

- Quẻ Khảm là ngoại quái:

  • Khảm (ngoại quái) - càn (nội quái): quẻ Thủy Thiên Nhu

  • Khảm (ngoại quái) - Khảm (nội quái): quẻ Thuần Khảm

  • Khảm (ngoại quái) - Khôn (nội quái): quẻ Thủy Địa Tỷ

  • Khảm (ngoại quái) -  Cấn (nội quái): quẻ Thủy Sơn Kiển

  • Khảm (ngoại quái) - Tốn (nội quái): quẻ Thủy Phong Tỉnh

  • Khảm (ngoại quái) - Chấn (nội quái): quẻ Thủy Lôi Truân

  • Khảm (ngoại quái) - Ly (nội quái): quẻ Thủy Hỏa Ký Tế

  • Khảm (ngoại quái) - Đoài (nội quái): quẻ Thủy Trạch Tiết

3.3. Quẻ Cấn kết hợp với 8 quẻ kinh dịch

- Quẻ Cấn là quẻ nội quái:

  • Cấn (nội quái) - Càn (ngoại quái): quẻ Thiên Sơn Độn 

  • Cấn (nội quái) - Khảm (ngoại quái): quẻ Thủy Sơn Kiển

  • Cấn (nội quái) - Khôn (ngoại quái): quẻ Địa Sơn Khiêm

  • Cấn (nội quái) - Cấn (ngoại quái): quẻ Thuần Cấn

  • Cấn (nội quái) - Tốn (ngoại quái): quẻ Phong Sơn Tiệm

  • Cấn (nội quái) - Chấn (ngoại quái): quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá

  • Cấn (nội quái) - Ly (ngoại quái): quẻ Hỏa Sơn Lữ

  • Cấn (nội quái) - Đoài (ngoại quái): quẻ Trạch Sơn Hàm

- Quẻ Cấn là ngoại quái:

  • Cấn (ngoại quái) - càn (nội quái): quẻ Sơn Thiên Đại Súc 

  • Cấn (ngoại quái) - Khảm (nội quái): quẻ Sơn Thủy Mông

  • Cấn (ngoại quái) - Khôn (nội quái): quẻ Sơn Địa Bác

  • Cấn (ngoại quái) -  Cấn (nội quái): quẻ Thuần Cấn 

  • Cấn (ngoại quái) - Tốn (nội quái): quẻ Sơn Phong Cổ

  • Cấn (ngoại quái) - Chấn (nội quái): quẻ Sơn Lôi Di

  • Cấn (ngoại quái) - Ly (nội quái): quẻ Sơn Hỏa Bí

  • Cấn (ngoại quái) - Đoài (nội quái): quẻ Sơn Trạch Tổn

3.4. Quẻ Chấn kết hợp với 8 quẻ bát quái

- Quẻ Chấn là quẻ nội quái:

  • Chấn (nội quái) - Càn (ngoại quái): quẻ Thiên Lôi Vô Vọng

  • Chấn (nội quái) - Khảm (ngoại quái): quẻ Thủy Lôi Truân

  • Chấn (nội quái) - Khôn (ngoại quái): quẻ Địa Lôi Phục

  • Chấn (nội quái) - Cấn (ngoại quái): quẻ Sơn Lôi Di

  • Chấn (nội quái) - Tốn (ngoại quái): quẻ Phong Lôi Ích

  • Chấn (nội quái) - Chấn (ngoại quái): quẻ Thuần Chấn

  • Chấn (nội quái) - Ly (ngoại quái): quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp

  • Chấn (nội quái) - Đoài (ngoại quái): quẻ Trạch Lôi Tùy

- Quẻ Chấn là ngoại quái:

  • Chấn (ngoại quái) - càn (nội quái): quẻ Lôi Thiên Địa Súc

  • Chấn (ngoại quái) - Khảm (nội quái): quẻ Lôi Thủy Giải

  • Chấn (ngoại quái) - Khôn (nội quái): quẻ Lôi Địa Dự

  • Chấn (ngoại quái) -  Cấn (nội quái): quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá

  • Chấn (ngoại quái) - Tốn (nội quái): quẻ Lôi Phong Hằng

  • Chấn (ngoại quái) - Chấn (nội quái): quẻ Thuần Chấn

  • Chấn (ngoại quái) - Ly (nội quái): quẻ Lôi Hỏa Phong

  • Chấn (ngoại quái) - Đoài (nội quái): quẻ Lôi Trạch Quy Muội

3.5. Quẻ Tốn kết hợp với 8 quẻ kinh dịch

- Quẻ Tốn là quẻ nội quái:

  • Tốn (nội quái) - Càn (ngoại quái): quẻ Thiên Phong Cấu

  • Tốn (nội quái) - Khảm (ngoại quái): quẻ Thủy Phong Tỉnh

  • Tốn (nội quái) - Khôn (ngoại quái): quẻ Địa Phong Thăng

  • Tốn (nội quái) - Cấn (ngoại quái): quẻ Sơn Phong Cổ

  • Tốn (nội quái) - Tốn (ngoại quái): quẻ Thuần Tốn

  • Tốn (nội quái) - Chấn (ngoại quái): quẻ Lôi Phong Hằng

  • Tốn (nội quái) - Ly (ngoại quái): quẻ Hỏa Phong Đỉnh

  • Tốn (nội quái) - Đoài (ngoại quái): quẻ Trạch Phong Đại Quá

- Quẻ Tốn là ngoại quái:

  • Tốn (ngoại quái) - Càn (nội quái): quẻ Phong Thiên Tiểu Súc

  • Tốn (ngoại quái) - Khảm (nội quái): quẻ Phong Thủy Hoán

  • Tốn (ngoại quái) - Khôn (nội quái): quẻ Phong Địa Quán

  • Tốn (ngoại quái) -  Cấn (nội quái): quẻ Phong Sơn Tiệm

  • Tốn (ngoại quái) - Tốn (nội quái): quẻ Thuần Tốn

  • Tốn (ngoại quái) - Chấn (nội quái): quẻ Phong Lôi Ích

  • Tốn (ngoại quái) - Ly (nội quái): quẻ Phong Hỏa Gia Nhân

  • Tốn (ngoại quái) - Đoài (nội quái): quẻ Phong Trạch Trung Phu

3.6. Quẻ Ly kết hợp với 8 quẻ đơn Bát Quái

- Quẻ Ly là quẻ nội quái:

  • Ly (nội quái) - Càn (ngoại quái): quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân

  • Ly  (nội quái) - Khảm (ngoại quái): quẻ Thủy Hỏa Ký Tế

  • Ly (nội quái) - Khôn (ngoại quái): quẻ Địa Hỏa Minh Di

  • Ly (nội quái) - Cấn (ngoại quái): quẻ Sơn Hỏa Bí

  • Ly (nội quái) - Tốn (ngoại quái): quẻ Phong Hỏa Gia Nhân

  • Ly (nội quái) - Chấn (ngoại quái): quẻ Lôi Hỏa Phong

  • Ly (nội quái) - Ly (ngoại quái): quẻ Thuần Ly

  • Ly (nội quái) - Đoài (ngoại quái): quẻ Trạch Hỏa Cách

- Quẻ Ly là ngoại quái:

  • Ly (ngoại quái) - càn (nội quái): quẻ Hỏa Thiên Địa Hữu

  • Ly (ngoại quái) - Khảm (nội quái): quẻ Hỏa Thủy Vị Tế

  • Ly (ngoại quái) - Khôn (nội quái): quẻ Hỏa Địa Tấn

  • Ly (ngoại quái) -  Cấn (nội quái): quẻ Hỏa Sơn Lữ

  • Ly (ngoại quái) - Tốn (nội quái): quẻ Hỏa Phong Đỉnh

  • Ly (ngoại quái) - Chấn (nội quái): quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp

  • Ly (ngoại quái) - Ly (nội quái): quẻ Thuần Ly

  • Ly (ngoại quái) - Đoài (nội quái): quẻ Hỏa Trạch Khuê 

3.7. Quẻ Khôn kết hợp với 8 quẻ bát quái

- Quẻ Khôn là quẻ nội quái:

  • Khôn (nội quái) - Càn (ngoại quái): quẻ Thiên Địa Bĩ

  • Khôn (nội quái) - Khảm (ngoại quái): quẻ Thủy Địa Tỷ

  • Khôn (nội quái) - Khôn (ngoại quái): quẻ Thuần Khôn

  • Khôn (nội quái) - Cấn (ngoại quái): quẻ Sơn Địa Bác

  • Khôn (nội quái) - Tốn (ngoại quái): quẻ Phong Địa Quán

  • Khôn (nội quái) - Chấn (ngoại quái): quẻ Lôi Địa Dự

  • Khôn (nội quái) - Ly (ngoại quái): quẻ Hỏa Địa Tấn

  • Khôn (nội quái) - Đoài (ngoại quái): quẻ Trạch Địa Tụy

- Quẻ Khôn là ngoại quái:

  • Khôn (ngoại quái) - Càn (nội quái): quẻ Địa Thiên Thái

  • Khôn (ngoại quái) - Khảm (nội quái): quẻ Địa Thủy Sư

  • Khôn (ngoại quái) - Khôn (nội quái): quẻ Thuần Khôn

  • Khôn (ngoại quái) -  Cấn (nội quái): quẻ Địa Sơn Khiêm

  • Khôn (ngoại quái) - Tốn (nội quái): quẻ Địa Phong Thăng

  • Khôn (ngoại quái) - Chấn (nội quái): quẻ Địa Lôi Phục

  • Khôn (ngoại quái) - Ly (nội quái): quẻ Địa Hỏa Minh Di

  • Khôn (ngoại quái) - Đoài (nội quái): quẻ Địa Trạch Lâm

3.8. Quẻ Đoài kết hợp với 8 quẻ kinh dịch

- Quẻ Đoài là quẻ nội quái:

  • Đoài (nội quái) - Càn (ngoại quái): quẻ Thiên Trạch Lý

  • Đoài (nội quái) - Khảm (ngoại quái): quẻ Thủy Trạch Tiết

  • Đoài (nội quái) - Khôn (ngoại quái): quẻ Địa Trạch Lâm

  • Đoài (nội quái) - Cấn (ngoại quái): quẻ Sơn Trạch Tổn

  • Đoài (nội quái) - Tốn (ngoại quái): quẻ Phong Trạch Trung Phu

  • Đoài (nội quái) - Chấn (ngoại quái): quẻ Lôi Trạch Quy Muội

  • Đoài (nội quái) - Ly (ngoại quái): quẻ Hỏa Trạch Tiết

  • Đoài (nội quái) - Đoài (ngoại quái): quẻ Thuần Đoài

- Quẻ Đoài là ngoại quái:

  • Đoài (ngoại quái) - càn (nội quái): quẻ Trạch Thiên Quải

  • Đoài (ngoại quái) - Khảm (nội quái): quẻ Trạch Thủy Khốn

  • Đoài (ngoại quái) - Khôn (nội quái): quẻ Trạch Địa Tụy

  • Đoài (ngoại quái) -  Cấn (nội quái): quẻ Trạch Sơn Hàm

  • Đoài (ngoại quái) - Tốn (nội quái): quẻ Trạch Phong Đại Quá

  • Đoài (ngoại quái) - Chấn (nội quái): quẻ Trạch Lôi Tùy

  • Đoài (ngoại quái) - Ly (nội quái): quẻ Trạch Hỏa Cách

  • Đoài (ngoại quái) - Đoài (nội quái): quẻ Thuần Đoài

4. Mẹo nhớ 8 quẻ bát quái trong Kinh Dịch

Mẹo nhớ 8 quẻ đơn trong bát quái của Kinh Dịch cần nhớ về các đoạn yếu ngôn. Càn tam liên (Càn ba liền), Khảm trung mãn (Khảm giữa đầy), Cấn phúc uyển (Cấn chậu úp), Chấn ngưỡng bồn (Chấn chậu ngửa), Tốn hạ đoạn (Tốn khuyết dưới), Ly trung hư (Ly giữa rổng), Khôn lục đoạn (Khôn sáu đoạn), Đoài thượng khuyết (Đoài khuyết trên). Dựa vào yếu ngôn này có thể dịch hiểu được các quẻ đơn. 

Trong từng hoàn cảnh của cuộc sống, 8 quẻ bát quái ẩn chứa những điều bí ẩn và khô lường. Mỗi quẻ dịch mang ý nghĩa riêng, mang đặc trưng riêng và lý giải được những hàm ý về kết tinh của vũ trụ bao la. Từ đó lý giải các hiện tượng được xảy ra trong nhân thế này.

Biên soạn bởi: Simhoptuoi.com.vn

avatar

Lý Hồng Lượng, một trong những chuyên gia hàng đầu tại simhoptuoi.com.vn, có kinh nghiệm về chuyên môn về lĩnh vực phong thủy, sim phong thủy, tử vi số mệnh.

View all post by Lý Hồng Lượng

XEM PHONG THỦY 4 SỐ CUỐI ĐIỆN THOẠI