Giải đoán quẻ Thiên Thủy Tụng (訟 sòng) tốt hay xấu trong cuộc sống?

Nhập đầy đủ thông tin để xem kết quả chính xác nhất!

Thiên Thủy Tụng hay còn gọi là Quẻ Tụng, là quẻ dịch Hung trong 64 quẻ Kinh Dịch. Chủ về kiện cáo, cãi vã, tranh luận. Vậy trong cuộc sống với nhiều bình diện khác nhau thì quẻ Thiên Thủy Tụng có ý nghĩa gì? Đừng bỏ lỡ tại nội dung dưới đây nếu muốn hiểu rõ.

1. Tổng quan quẻ Thiên Thủy Tụng

:|:||| Thiên Thủy Tụng (訟 sòng) - Quẻ số 6 trong 64 quẻ Kinh Dịch

  • * Nội quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水).

  • * Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天).

Giải nghĩa: Luận dã. Đại ý về lục đục, bất đồng, kiện cáo, tranh luận, cãi vã. Đại tiểu bất hòa chi tượng: lớn nhỏ không hòa.

Tự quái truyện đã nói nếu Nhu là ăn uống, cho nên theo khía cạnh này Thiên Thủy Tụng vì (vấn đề) ăn uống mà người ta sinh ra cãi vã, kiện cáo nhau cho nên sau quẻ Nhu là quẻ Tụng (có nghĩa là kiện cáo)

2. Bình giải quẻ Thiên Thủy Tụng 

2.1 Giải đoán quẻ Thiên Thủy Tụng theo thoán từ

訟 . 有 孚 , 窒, 惕 . 中 吉 . 終 凶 . 利 見 大 人 . 不 利 涉 大 川.

Tụng: Hữu phu, trất, dịch. Trung cát, chung hung

Lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên.

Dịch: Kiện cáo vì mình tin thực mà bị oan ức (trất), sinh ra lo sợ (dịch). Nếu giờ đạo trung (biện bạch được rồi thì thôi) thì tốt lành,nếu kiện cho đến cùng thì xấu. Nếu tìm được bậc quân chủ mà nghe theo thì sẽ có lợi, nếu không thì như lội qua giống bão, không có lợi.

Giảng: Theo tượng quẻ này: người trên (quẻ Càn) chủ về dương cương, áp chế người dưới, mà người dưới ( quẻ Khảm) thì âm hiểm, sẽ sinh ra kiện tụng, hoặc cho cả trùng quái chỉ là một người, trong lòng thì nham hiểm (nội quái là Khảm), mà ngoài thì cương cường (ngoại quái là Càn), tất sinh sự gây ra kiện cáo.

Thoán từ của Chu Công không hiểu hai cách đó mà cho quẻ này là trường hợp một người bị vu oán giá họa, không có người phân minh nên phải kiện tụng. Nếu người đó giữ được tính cách trung thực như hào 2 (đắc trung), nghĩa là nếu được phân xử được rồi thì thôi, thì sẽ tốt, nếu cứ cố chấp đeo đuổi cho tới cùng, thì kết quả sẽ không tốt.

Quẻ khuyên người đó nên nương nhờ quan công minh (tức hào 5 - ứng với hào 2, vừa trung ,chính, vừa ở ngôi cao), hãy làm thế lời chỉ dạy của người đó sẽ có lợi; nếu không thì sẽ là tự bản thân lâm vào chỗ nguy hiểm.

Đại tượng truyện đưa ra một cách giảng khác nữa: Càn (trời) có xu hướng lên trên; Khảm (nước) có xu hướng chảy xuống dưới, như vậy là trái dấu nhau, cũng như hai nơi bất đồng đạo, tranh nhau mà sinh ra xung đột. Và Đại tượng truyện khuyên người trung trực nên cẩn thuận tránh lầm vào tình trạng kiện cáo.

2.2 Giải đoán quẻ Thủy Thiên Tụng theo Hào Từ

2.2.1. Hào 1 - Hào Sơ Lục - Quẻ Thủy Thiên Tụng

Sơ lục: Bất vinh sở sự, tiểu hữu ngôn, chung cát.

Dịch: Hào 1 âm: đừng để vụ kiện kéo dài, tuy bị kiển trách một chút nhưng về sau sẽ tốt.

Giảng: Hào 1, hào âm ở dưới, được hào 4 cương kiện ở trên ứng viện, tức là có chỗ dựa; nhưng đừng vì ỷ thế đông người mà kéo dài thêm vụ kiện, kết quả đã được minh bạch, thế là tốt rồi.

2.2.2. Hào 2 - Hào Cửu Nhị - Quẻ Thủy Thiên Tụng

Cửu nhị: Bất khắc tụng, qui nhi bô. Kì ấp nhân tam bách hộ, vô sảnh.

Dịch: Hào 2, dương : đừng kiện cáo làm chi, hãy cố gắng tránh đi vì bản thân mình có địa vị thấp bé, thân cô thế cô.

Giảng: Trong phần I, chương IV, chúng tôi đã nói: các hào ứng với nhau (1 với 4, 2 với 5, 3 với 6) phải một dương một âm thì mới có “tình” với nhau, mới đứng vào một phe, viện trợ nhau, tức trường hợp hào 1 và hào 4 quẻ này; nếu cả hai cùng là dương hay là âm thì tuy ứng nhau đấy, nhưng có thể kị nhau, cũng như hào 2 và hào 5 quẻ này. Hai hào này đều là dương cả, cho nên coi là địch nhau, đứng vào hai phe ở trong quẻ tụng (kiện cáo).

Hào 2 ở dưới, trung chứ không chính, ở giữa nội quái là Khảm (hiểm) lại bị hai hào âm 1 và 3 vậy, nên thế yếu, muốn kiện hào 5 (vì 2 có tính dương cương) nhưng thế không địch nổi, vì 5 trung , chính lại ở ngôi cao. Người dưới kiện người người trên thì chẳng khác gì muối bỏ biển, nên lường sức mình tính đường lui về sau.

Tiểu tượng truyện còn dặn thêm: Nếu dưới mà kiện lên trên thì chẳng khác gì tự mình hại mình

Phan Bội Châu giảng hào này, dẫn việc Nguyễn Hoàng muốn kình với Trịnh Kiểm (sự thực Trịnh Kiểm muốn hại Nguyễn Hoàng, Nguyễn Hoàng sợ), cho người hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đáp: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, có ý khuyên nên trốn tránh vào Nam cho thoát nạn; đó là ý nghĩa ba chữ “qui nhi bô” trong hào này.

2.2.3. Hào 3 - Hào Lục Tam - Quẻ Thủy Thiên Tụng

Lục tam: Thực cựu đức, trinh lệ,

Chung cát; hoặc tòng vương sự, vô thành.

Dịch: Hào 3 âm, Cứ (yên ổn) hưởng cái đức (ân trạch) cũ của mình (Chu Hi hiểu là giữ cái nếp cũ), sống cho đúng bổn phận, cẩn thận thì kết quả sẽ tốt. Nếu phải đi làm với người quyền thế hơn thì cũng đừng trông mong thành công.

Giảng: Hào 3 đã âm nhu lại bất chính (vì hào âm mà ở ngôi dương, ở chông chênh trên cùng quẻ Khảm (hiểm), xung quanh đều là kiện cáo (vì hào 2 và 4 đều là dương), cho nên 3 thường phải lo sợ (lệ), nếu nắm rõ thì nên cẩn thận giữ mình.

Hào 3 có hào 5 ở trên ứng và có “tình” với mình, 6 là dương cương lại là bề trên (ngôi cao), nên có khi lôi kéo 3 theo nó; trong trường hợp đó, 3 nên an phận thủ thường, cứ phục tùng 6, đừng mong thành công (chẳng hạn 6 muốn đứng ra kiện, kéo 3 theo thì 3 chỉ nên giúp 6 lấy lệ thôi, đừng ham lập công).

2.2.4. Hào 4 - Hào Cửu Tứ - Quẻ Thủy Thiên Tụng

Cửu tứ: Bất khắc tụng, phục tức mệnh, du, an trinh cát.

Dịch: Hào 4, dương : tránh kiện cáo, mọi thứ đã được ông trời sắp đặt, nên để nguyên như vậy mới tốt.

Giảng: Hào này dương cương mà bất trung, bất chính, “tượng” một người ham kiện cáo. Nhưng không thể kiện ai được: kiện 5 thì 5 ở trên mình, ngôi tôn, không dám kiện; kiện 3 thì 3 nhu thuận, chịu thua trứơc rồi; kiện 2 thì 2 vừa cương, chính , trung, sáng suốt, đã tiên liệu rồi, không chịu kiện; còn 1 thì đã về phe với 4. Nên từ bỏ ý muốn thưa kiện, nên theo điều phải, ở yên ở đó, như vậy mới tốt trọn vẹn.

2.2.5. Hào 5 - Hào Cửu Ngũ - Quẻ Thủy Thiên Tụng

Cửu ngũ: Tụng, nguyên cát.

Dịch: Hào 5 dương : phân giải, đi thưa kiện đều tốt

Giảng: Hào 5 này ở ngôi chí tôn, cương mà minh, trung và chính. Nếu là người phân giải thì là công minh; nếu là người đi kiện thì gặp đựơc quan tòa có tâm có tầm thì ắt sẽ thành công

2.2.6. Hào 6 - Hào Thượng Cửu - Quẻ Thủy Thiên Tụng

Thượng cửu: hoặc tích chi bàn đái, chung triêu, tam sỉ chi.

Dịch: hào trên cùng, dương : (kiện ) may mà được cái đai lớn (của quan chức) thì trong một buổi sáng sẽ bị cướp ba lần.

Giảng: Hào dương này ở trên cùng quẻ Tụng là kẻ rất thích thưa kiện tới cùng. Nó ở ngôi 6 là bất chính, cho nên dù có được thưa kiện nhưng sẽ mất hết

>>> Sử dụng ngay phần mềm [XEM BÓI SIM KINH DỊCH] để luận đoán ý nghĩa sim theo quẻ kinh dịch bạn đang dùng tốt hay xấu!

3. Ảnh hưởng quẻ Thủy Thiên Tụng trong các phương diện cuộc sống.

Mỗi khi muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Ngày nay, để xem quẻ Thủy Thiên Tụng tốt hay xấu trong cuộc sống thì mời quý bạn tham khảo dưới đây.

  • Ước muốn: Sẽ không được toại nguyện.

  • Hôn nhân: Không tốt 

  • Tình yêu: Người khác giới chưa đủ lòng tin, trung thực nên sẽ kết thúc trong thất bại.

  • Gia đạo: Nội bộ lục đục, bất hòa. Gia chủ cần phải cố gắng bồi trợ để khắc phục.

  • Con cái: Cha con, mẹ con có ý kiến bất hòa, xung đột.

  • Vay vốn: Khó xoay vốn trong thời gian này.

  • Kinh doanh: Việc xử lý không được chính xác

  • Thị trường chứng khoán: Lên xuống thất thường

  • Tuổi thọ: Nhiều bệnh tật, tuổi thọ kém, phải cố gắng chăm sóc sức khỏe cho mình.

  • Bệnh tật: nghiêm trọng, có vấn đề liên quan tới não, phổi, thận và máu huyết

  • Chờ người: Đừng mong chờ vì sẽ không đến.

  • Vật đã mất: Đã nằm trong tay người khác, khó mà tìm được

  • Kiện tụng và tranh chấp: Tốt nhất hãy hòa giải 

  • Việc làm: Sẽ không tìm được.

4. Ứng dụng quẻ Thủy Thiên Tụng trong sim số như thế nào?

Để giải quẻ số 6 phải qua rất nhiều bước phức tạp như: xây dựng mô hình dự bán về quẻ Thiên Thủy Tụng (訟 sòng), dự báo sơ bộ, xác định chủ thể và khách thể và cuối cùng là dự báo kết quả qua thể và dụng.

XEM THÊM: Sau khi đã biết được quẻ Thiên Thủy Tụng (訟 sòng) có hợp với mình không, nếu muốn chọn cho mình số sim, tuy nhiên muốn xem mức độ hợp/khắc chính xác cần dựa vào các yếu tố ngũ hành, âm dương,...khác, cụ thể mời bạn tra cứu tại COI BÓI SỐ ĐIỆN THOẠI

Ý nghĩa quẻ Thiên Thủy Tụng:

Tượng quẻ:

 

LỜI KINH

訟, 有孚窒惕, 中吉, 終凶, 利見大人, 不利涉大川.

Dịch âm. - Tụng, hữu phu chất dịch, trung cát, chung hung, lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên.

Dịch nghĩa. - Kiện, có thật, bị lấp, phải Sợ, vừa phải, tốt; theo đuổi đến chót, xấu; lợi về sự thấy người lớn, không lợi về sự sang sông lớn.

 

Giải nghĩa:

Tụng là tranh kiện. Trên Kiền dưới Khảm, Kiền cứng Khảm hiểm, người trên dùng sự cứng để chê kẻ dưới, kẻ dưới dùng sự hiểm để nhòm người trên, lại là mình hiểm mà nó mạnh, đều là đạo kiện. Quẻ này hào Chín Hai giữa đặc mà không có kẻ ứng cùng, lại là thêm lo. Vả, theo quái biến, nó tự quẻ Độn mà hại, tức là kẻ cứng đến ở hào Hai mà nhằm vào giữa thể dưới, có tượng có sự thật bị lấp, biết sợ mà hợp với lẽ vừa phải; hào Chín Trên quá cứng ở cuối sự kiện, có tượng theo đuổi việc kiện đến cùng! Hào Chín Năm cứng mạnh, trung chính ở ngôi tôn, có tượng người lớn; lấy tư cách Dương cương cưỡi lên chỗ hiểm, ấy là sự đầy đặc xéo vào chỗ hãm, có tượng không lợi về sự sang sông lớn, cho nên mới răn kẻ xem ắt có sự tranh biện và tuỳ theo chỗ của họ ở mà thành ra lành hay dữ.

 

Tranh cổ:

 

   1. Hai chữ khẩu (miệng) và thiệt (lưỡi), ý nói lời bất cẩn gây chuyện rắc rối.

   2. Cọp ngủ dưới chân núi, ý nói phải tỉnh thức không hoảng sợ.

   3. Tập văn khế trên mây, ý nói có những điều thấy thì thấy nhưng không với tới được.

   4. Người đứng gần con cọp, ý nói người xin quẻ phải thật cẩn thận trong mọi sự.

 

Loại Quẻ: Hung

 

Nam
Nữ