Trong Kinh Dịch, quẻ số 29 Thuần Khảm (坎 kǎn) có ý nghĩa tốt hay xấu

Nhập đầy đủ thông tin để xem kết quả chính xác nhất!

 

 

Quẻ Thuần Khảm còn gọi là quẻ Khảm (坎 kan3), là quẻ thứ 29 trong bộ Kinh Dịch, tượng trưng cho nước, sự thẩm thấu. Quẻ này là do hào giữa của Kiền mà thành, cho nên là tinh hoa của Trời, Thần và Đạo Tâm. Cho nên quẻ Khảm là một trong hai quẻ trọng tâm của Trời Đất, ví như Thần và Hồn là trọng tâm của vũ trụ. Vậy quẻ 29 trong Kinh Dịch có ý nghĩa tốt hay xấu ra sao thì mời quý bạn cùng xem lời bàn của các cao nhân tại đây. 

1. Quẻ Thuần Khảm là gì?

Quẻ Thuần Khảm có đồ hình :|::|: còn gọi là quẻ Khảm (坎 kan3), là quẻ thứ 29 trong Kinh Dịch. Quẻ Khảm được cấu tạo từ 2 quẻ đơn Khảm:

Nội quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水).

Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水).

2. Mạn bàn về quẻ Thuần Khảm

Lời kinh: 習坎: 有孚, 維心亨, 行有尚.

Dịch âm: Tập Khảm: Hữu phu, duy tâm hanh, hành hữu thượng.

Dịch nghĩa: Hai lớp khảm (hai lớp hiểm), có đức tin, chỉ trong lòng là hanh thông, tiến đi (hành động) thì được trọng mà có công.

Giải nghĩa: Hãm dã. Hãm hiểm. Hãm vào ở trong, xuyên sâu vào trong, đóng cửa lại, gập ghềnh, trắc trở, bắt buộc, kìm hãm, thắng. Khổ tận cam lai chi tượng: tượng hết khổ mới đến sướng.

Giảng: Hai chữ “Tập Khảm” có nghĩa là trùng khảm, hai lần Khảm. Nương theo tượng quẻ Khảm, một hào dương bị hãm vào giữa hai hào âm, cho nên Khảm mới có nghĩa là hãm, là hiểm.

Cách giải thích khác: quẻ Khảm giữa đặc (hào dương), ngoài rỗng (hào âm), trái với quẻ Ly giữa rỗng (hào âm) ngoài đặc (hào dương), ví như cái miệng lò, chỗ rỗng để đưa không khí vào đốt cháy than củi, nên Ly tượng lửa. Khảm trái với Ly, nên Khảm là nước. Nguy hiểm gì không bằng nước sâu, không cẩn thận sẽ bị nhấn chìm, nên nói Khảm (nước) là hiểm. 

Ở đời, hiểm nguy ai cũng thường gặp, nhưng gặp nguy thì phải xử trí ra sao? Thoán giảng: phải bình tĩnh, thành khẩn (hữu phu), giữ lòng thanh thản, không luống cuống, rối rít (duy tâm hanh), hành động thoát hiểm mới có kết quả (hành hữu thượng). 

Thoán truyện giảng thêm: Khảm, hiểm còn dụng vào bảo vệ mình, bảo vệ quốc gia. Trời có tượng hiểm, vì không lên trời được; đất cũng có tượng hiểm, tức núi sông. Các bậc vương công theo tượng trời và tượng đất mà đặt ra những cái hiểm, chính là đào hào, xây thành, đặt ra hình pháp để giữ đất đai, trật tự trong xã hội. Lợi dụng hiểm của thiên nhiên để bảo vệ mình, lợi dụng hiểm của thiên nhiên để cản trở giặc ngoại xâm. Dụng hiểm nếu hợp thời, hợp cách thì cực lớn.

Đại tượng truyện lại khuyên: Lấy tượng quẻ Khảm, nước chảy lâu, đã cũng phải mòn, từ cái đức chảy hoài không ngừng của nước mà giữ bền đức hạnh mà tu tĩnh không ngày nào quên. Con người cố gắng học hỏi, tu thân, tiến đứng không ngừng, thì con đường tiến hóa làm gì có hạn định. 

3. Luận hào từ quẻ Thuần Khảm

Hào từ

Hình

Ý nghĩa

Sơ Lục

hào âm

Không nên đùa giỡn với hiểm nguy, đi sai đường lối của Trời Đất

Cửu Nhị

hào dương

Đừng nên quá nóng, quá hấp tấp, liều lĩnh giữa lúc hoạn nạn

Lục Tam

hào âm

Không nên vọng động, kẻo nguy khốn trập trùng thêm

Lục Tứ

hào âm

Lúc nguy nan nên tinh giảm hình thức, lấy lòng thành khẩn đối đãi với nhau

Cửu Ngũ

hào dương

Chưa thoát được hiểm, vẫn còn khuyết điểm, thiếu hiền thần phụ lực

Thượng Lục

hào âm

Gặp hiểm nguy mà không biết khéo xử thì làm sao thoát hung họa

3.1. Quẻ Thuần Khảm - Hào Sơ Lục

Lời kinh: 初六: 習坎, 入于坎窞, 凶.

Dịch âm: Sơ lục: Tập khảm, nhập vu khảm năm ( có người đọc là đạm, hạm, lăm), hung.

Dịch nghĩa: Hào 1, âm: Hai lần hiểm, sụp vào hố sâu, xấu.

Giảng: Hào Sơ, âm nhu, lại ở dưới cùng quẻ Thuần Khảm hai lần hiểm, nên thời đang rất xấu, không nên liều mình vào hiểm này. Ý nói chơi dao có ngày đứt tay, đùa giỡn với Trời Đất là sai đường lạc lối.

3.2. Quẻ Thuần Khảm - Hào Cửu Nhị

Lời kinh: 九二: 坎有險, 求小得.

Dịch âm: Cửu nhị: khảm hữu hiểm, cầu tiểu đắc.

Dịch nghĩa: Hào 2, dương: ở chỗ nước (hiểm) lại có hiểm, mong làm được việc nhỏ thôi.

Giảng: Hào Nhị dương cương, đắc trung, có tài trí, nhưng ở giữa thời trùng hiểm, trên dưới bị hào Sơ, hào Tam, đều âm nhu bao vây, chưa thóat được; cho nên chỉ mong làm đựơc việc nhỏ, đừng hy vọng đại sự cáo thành. 

3.3. Quẻ Thuần Khảm - Hào Lục Tam

Lời kinh: 六三: 來之坎坎, 險且枕, 入于坎窞, 勿用.

Dịch âm: Lục tam: Lai chi khảm khảm, hiểm thả chẩm, nhập vu khảm năm, vật dụng.

Dịch nghĩa: Hào 3, âm : tới lui (chử chi ở đây nghĩa là đi) đều bị hãm, trước mặt là hiểm mà sau lưng lại kê (dựa) vào hiểm, chỉ càng sụp vào chỗ sâu hơn thôi, chớ dùng (người ở hoàn cảnh hào 3 này, không được việc gì đâu).

Giảng: Hào Tam, âm nhu, bất trung, bất chính, ở trên cùng quẻ nội khảm, mà tiến lên thì gặp ngoại khảm, trước mặt là khảm, sau lưng là khảm, tứ phía đều là hiểm, tiến lùi đều chỉ sụp vào chỗ sâu hơn thôi. Ý nới thời hiểm đừng nên rối mà nguy khốn thêm. 

3.4. Quẻ Thuần Khảm - Hào Lục Tứ

Lời kinh: 六四: 樽酒簋, 貳 用缶, 納約自牖, 終无咎.

Dịch âm: Lục tứ: Tôn tửu quĩ, nhị dụng phẫu, nạp ước tự dũ, chung vô cữu.

Dịch nghĩa: Hào 4, âm: Như thể chỉ dâng một chén rượu, một quĩ thức ăn, thêm một cái vò dựng vài thức khác nữa (không cần nhiều, hễ chí thành là được); (có thể tùy cơ ứng biến) dứt khế ước qua cửa sổ (chứ không đưa qua cửa chính), như vậy không có lỗi.

Giảng: Hào Tứ, âm nhu, ý nói lúc hiểm thì nên tinh giảm nghĩ thức, lấy lòng thành khẩn, đối đãi với nhau. 

3.5. Quẻ Thuần Khảm - Hào Cửu Ngũ

Lời kinh: 九五: 坎不盈, 祗既平, 无咎.

Dịch âm: Cửu ngũ: Khảm bất doanh, chỉ kì bình, vô cữu.

Dịch nghĩa: Hào 5, âm: Nước (hiểm) chưa đầy, nhưng đến lúc nước đầy rồi, lặng rồi, thì sẽ khỏi hiểm, không có lỗi.

Giảng: Hào Ngũ, dương cương, có tài, đắc trung, đắc chính, ở ngôi chí tôn, nhưng thiếu hiền thần phụ lục nên hiểm chưa hết, nước còn dâng lên nữa, đến khi nào nước đầy rồi mới bình lại, mà dắt dân ra khỏi hiểm được.

3.6. Quẻ Thuần Khảm - Hào Thượng Lục

Lời kinh: 上六: 係用黴纆, 寘于叢棘, 三歲不得, 凶.

Dịch âm: Thượng lục: Hệ dụng huy mặc, trí vu từng cức, tam tuế bất đắc, hung.

Dịch nghĩa: Hào trên cùng, âm: đã trói bằng dây thừng to, lại đặt vào bụi gai, ba năm không được ra , xấu.

Giảng: Hào Thượng, âm nhu, ở trên cùng quẻ Khảm, chỗ cực kì hiểm, đã không có tài ra khỏi cảnh hiểm, lại không biết hối lỗi mà sửa mình, nên bị họa rất nặng.

4. Giải quẻ Thuần Khảm trong sim số như thế nào?

 

Để giải quẻ số 29 phải qua rất nhiều bước phức tạp như: xây dựng mô hình dự bán về quẻ Thuần Khảm (坎 kǎn), dự báo sơ bộ, xác định chủ thể và khách thể và cuối cùng là dự báo kết quả qua thể và dụng.

 

Phần mềm xem quẻ Thuần Khảm (坎 kǎn) của simhoptuoi.com.vn đã phân tích và xuất ra ý nghĩa quẻ số 29 tương minh nhất để người đọc có thể dễ dàng thu thập thông tin. Để xem ý nghĩa Thuần Khảm (坎 kǎn) đối với tuổi của mình, mời bạn chọn năm sinh và chọn quẻ, sau đó ấn xem kết quả để xem chi tiết nhất.

 

XEM THÊM: Sau khi đã biết được quẻ Thuần Khảm (坎 kǎn) có hợp với mình không, nếu muốn chọn cho mình số sim, số điện thoại hợp tuổi theo quẻ Kinh Dịch giúp kích mệnh, gia tăng cát lộc mời bạn xem tại XEM PHONG THỦY SIM

5. Ứng dụng quẻ Thuần Khảm trong cuộc sống

- Hôn nhân: không xứng đôi, khó khăn từ cả hai bên, đặc biệt là chưa một lòng với đối phương. Tuy nhiên, việc tái giá của người cao tuổi thì lại cát tường.

- Tình yêu: Xuất hiện nhiều thử thách và đau khổ, gây khó thành công.

- Gia đạo: các thành viên đều gặp nhiều khó khăn, phải chịu đựng bằng thái độ kiên nhẫn, có vậy mới có chuyển biến tốt hơn.

- Con cái: gây nhiều lo âu cho các bậc trưởng bối.

- Kinh doanh: Không thuận lợi nhưng đừng hành động hấp tấp hay nông nổi, hãy chờ đợi cho đến lúc có cơ hội tốt đẹp hơn.

- Tuổi thọ: Yếu đuối và bệnh tật, đoản thọ. Phải chú ý tự khép mình vào kỷ luật.

- Bệnh tật: rất nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng, đặc biệt là các bệnh đau tim, đau thận hoặc chứng viêm phúc mạc.

- Chờ người: Phải sau một thời gian khá lâu thì người được chờ mới đến.

- Tìm người: Nguy hiểm trong lúc này nên tránh việc tìm. 

- Vật bị mất: Đã bị đặt sai chỗ hoặc mất cắp, sẽ không thể tìm thấy hay thu hồi về được.

- Kiện tụng và tranh chấp: Diễn ra kéo dài, mất nhiều thời gian và không có lợi.

- Việc làm: Không nên hy vọng trong lúc này.

- Thi cử: Không lợi, điểm rất thấp.

- Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Bất lợi, nên chờ đến lúc thích hợp hơn.

- Thế vận: Mọi sự đều chưa như ý, tình hình có chiều hướng ngày xấu đi, đề phòng bệnh tật, trộm cắp.

- Tài lộc: không có, mà còn phải đề phòng hao tổn vốn.

- Sự nghiệp: chưa gặp thời, không nên miễn cưỡng quá nhiều.

- Nghề nghiệp: không nên chuyển nghề.

Quẻ Thuần Khảm là cái tượng quân tử bị tiểu nhân bao vây, chỉ có hai hào là tạm tốt là hào Nhị và hào Ngũ, còn các hào khác đều xấu. Cao nhân khuyên quan trọng nhất gặp thời hiểm, phải giữ lòng chí thành, và biết tòng quyền thì mới thoát được hiểm. Trên đây là nội dung luận giải quẻ số 29 - quẻ Thuần Khảm trong Kinh Dịch của simhoptuoi.com.vn, để áp dụng quẻ này vào trong sim phong thủy thì mời quý bạn trải nghiệm phần mềm BÓI SIM THEO KINH DỊCH

 

Ý nghĩa quẻ Thuần Khảm:

Tượng quẻ:

 

LỜI KINH:

習坎有孚維心, 亨, 行有尚.

Dịch âm. - Tập khảm hữu phu duy tâm, hanh, hành hữu thượng.

Dịch nghĩa. - Quẻ Khảm kép, có tin, bui lòng, hanh, đi có chuộng.

 

GIẢI NGHĨA:

Khảm là hiểm hãm, tượng nó là nước. Dương hãm trong Âm, ngoài hư mà trong thực vậy. Quẻ này trên dưới là thể Khảm, đó là hai lần hiểm; Dương đặc ỗ giữa, là trong có sự phu tín. Bui lòng hanh, nghĩa là chỉ vì trong lòng thành thực chuyên nhất, cho nên có thể hanh thông. Lòng chí thành có thể suốt được vàng đá, nhảy vào nước lửa còn sự hiểm nạn nào mà không thể hanh? Đi có chuộng ý nói lấy sự thành thật chuyên nhất mà đi, thì có thể ra khỏi chỗ hiểm đáng được khen chuộng, tức là có công vậy.

 

Tranh cổ:

 

   1. Một người rơi xuống giếng, ý nói lâm vào tình trạng cực kỳ khó khăn.

   2. Người đó được một người dùng dây kéo lên, ý nói được cấp cứu.

   3. Con trâu và con chuột đen. Chỉ về năm, tháng, ngày, giờ, thuộc Tý, Sửu.

   4. Một người đầu cọp, ý nói có người thế lực giúp đỡ bạn tìm một việc làm.

 

Loại Quẻ: Bình Hòa (vô hối)

Lưu ý: Tượng quẻ nói rằng, khi gặp hiểm nạn cần giữ Lòng chí thành, lấy sự thành thật chuyên nhất mà đi, thì có thể ra khỏi chỗ hiểm nên quẻ có lợi cho việc Giải hạn, cải vận.

Nam
Nữ