Công việc biến chuyển tốt nhờ quẻ số 24 Địa Lôi Phục (復 fù)
Nhập đầy đủ thông tin để xem kết quả chính xác nhất!
Quẻ Địa Lôi Phục (復 fu4) hay còn gọi tắt là quẻ Phục, là quẻ thứ 24 trong Kinh Dịch, tượng trưng cho sự khởi sắc, phục hồi về ban đầu. Đây là quẻ Bình Hòa vô cữu và không có lỗi, nương theo tượng quẻ Phục hàm ý người quân tử đây là thời kỳ tiêu diệt được tiểu nhân, cơ hội phục hưng, lật ngược thế cờ. Người gieo được quẻ này thực thi tất cả sự việc đều hanh thông, trở nên tươi đẹp như màu xuân sắp về.
1. Quẻ Địa Lôi Phục là gì?
Quẻ Địa Lôi Phục có đồ hình |::::: còn được gọi phổ biến là quẻ Phục (復 fu4), là quẻ số 24 trong Kinh Dịch, được kết hợp từ 2 quẻ đơn là:
Nội quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷).
Ngoại quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地).
2. Luận quẻ Địa Lôi Phục
Lời kinh: 復: 亨, 出入无疾, 朋來无咎.反復其道, 七日來復, 利有攸往
Dịch âm: Phục: Hanh, Xuất nhập vô tật, bằng lai vô cữu. Phản phục kì đạo, thất nhật lai phục, lợi hữu du vãng.
Dịch nghĩa: Phục hồi trở lại thì sẽ Hanh thông. Ra vào không gặp tai nạn, bạn bè sẽ lần lượt tới, không lầm lỗi nữa. Vận trời phản phục (tráo đi trở lại), cứ bảy ngày thì trở lại, hành động việc gì cũng có lợi.
Giải nghĩa: Phản dã. Tái hồi. Lại có, trở về, bên ngoài, phản phục. Sơn ngoại thanh sơn chi tượng: tượng ngoài núi lại còn có núi nữa.
Giảng: Khí dương sinh ở dưới, dần dần trở lại, cho nên hanh thông mà sinh nuôi muôn vật. Ví như người quân tử (dương) đã trơ lại, ra vào tự do, không bị tai nạn; rồi sẽ có các hào dương khác kéo nhau tới, cũng như bạn bè tới, không còn lầm lỗi nữa thì dần dần hanh thông, thiên hạ an yên, cho nên Phục là Hanh thịnh. Mở rộng ra, Kinh Dịch ý muốn bàn sau quẻ này sẽ tới quẻ Lâm (có hai hào dương ở dưới), rồi tới quẻ Thái (có ba hào dương ở dưới), tiếp tới quẻ Đại tráng (4 hào dương), tiếp nữa quẻ Quải (5 hào dương) và tới quẻ Càn (cả 6 hào đều dương), thế là sáu quẻ dương cứ tăng lần. Đó là vận phản phục của trời đất, cứ bảy ngày thì lại trở lại. Chữ “nhật” (ngày) ở đây thay cho chữ “hào”; bảy ngày mới trở lại một lần; vì sau quẻ Càn, tới quẻ Cấu là dương tiêu, một hào âm sinh ở dưới 5 hào dương, ngược lại với quẻ Phục, một hào dương ở dưới 5 hào âm, cho nên mới nói bảy ngày, bảy lần đổi, lúc đó mới hết một vòng.
Thoán truyện giảng rộng thêm sở dĩ ra vào không bị tai nạn, bạn bè kéo tới, không còn lầm lỗi, vì tượng của quẻ Phục có trong Chấn (động) ngoài Khôn (thuận), có tượng Dương động ở dưới mà theo đường thuận đi lên, cho nên lời chiêm của nó là “mình ra vào đã được không tật, thì bạn bè đi đến cũng được không lỗi, tức là thấy cái lòng yên, nuôi dưỡng vạn vật của trời đất. Cho nên hoạt động mà thuận theo đạo trời thì tốt. Cái đạo của trời đó là tĩnh lâu rồi thì động, ác nhiều rồi thì thiện, có vậy vạn vật mới sinh sôi nảy nở.
Đại tượng giảng các đời vua cứ tới ngày Đông Chí, ngày Nhất Dương Sơ Động, như tượng quẻ Phục: sấm nấp ở dưới đất thì đóng các cửa ải, ngăn cấm khách thương đi lại, mà vua cũng không đi tuần thú hay xem xét tình thế thiên hạ là có ý muốn yên lặng để nuôi cái khí dương mới sinh. Vì nguyên tắc của các vị quân vương xưa là “theo Trời hành sự”, nên ngày Thu phân, ngày tượng trưng cho sự quân bằng mọi sự, ngày đêm dài như nhau, thì truyền cho sửa sang lại cân lạng,
3. Luận hào từ quẻ Địa Lôi Phục
3.1. Quẻ Địa Lôi Phục - Hào Sơ Cửu
Lời kinh: 初九: 不遠復, 无祇悔, 元吉.
Dịch âm: Sơ cửu: Bất viễn phục, vô kì hối, nguyên cát.
Dịch nghĩa: Hào 1, dương. Tuy lầm lỗi nhưng thời gian chẳng xa, trở lại tốt lành ngay, thì không đến nỗi ăn năn lớn; rất tốt (chữ Kì ở đây có nghĩa là lớn).
Giảng: Hào Sơ quẻ Phục là nhất Dương sơ Động, hàm chỉ những người như Nhan Hồi, đồ đệ của Khổng Tử, tuy chưa phải là Thánh Hiền, nhưng có lầm lỗi gì thì biết ngay, mà biết rồi thì sửa liền tái phạm lại. Hào này ví như người đã sống đến gần mức lý tưởng, dù chưa được mười phân vẹn mười, nhưng cũng gần Trời gần Đạo. Hào Sơ nói lên 2 chữ “tu thân”, tức là đặt mầm mống cho công cuộc tu thân, rất tốt.
2. Quẻ Địa Lôi Phục - Hào Lục Nhị
Lời kinh: 六二: 休復, 吉.
Dịch âm: Lục nhị: Hưu phục, cát.
Dịch nghĩa: Hào 2, âm: Trở lại đẹp đẽ (hữu), tốt.
Giảng: Hào Nhị, âm nhu, giảng đến hạng người trung chính, vốn đã tốt, mà lại ở gần hào Sơ là người người quân tử hiền đức. Nên ví hào Nhị là người thành khẩn, biết khắc kỷ, phục lễ, lấy sự hoàn thiện làm tiêu chuẩn cho bản thân, công cuộc tu thân của họ cũng không mấy khó khăn, tuy là hào âm nhưng lại tốt. Vì thế, mới nói Lục Nhị, Hưu Phục, Cát.
3. Quẻ Địa Lôi Phục - Hào Lục Tam
Lời Kinh: 六三: 頻復, 厲, 无咎.
Dịch âm: Lục tam: Tần phục, lệ, vô cửu.
Dịch nghĩa: hào 3, âm (Mắc lỗi nhưng) sửa lại nhiều lần, tuy đáng nguy, mà kết quả không có lỗi.
Giảng: Hào Tam, am, hàm chỉ hạng người bất trung, bất chính, lại ở thời cuối cùng của nội quái Chấn (có nghĩa là động) nên cũng thiếu bền chí, tuy muốn buông bỏ điều xấu nhưng không được lâu, sửa lỗi rồi lại mắc lỗi trở lại, như thế là đáng nguy (lệ). Tuy vậy, mỗi lần sa ngã là một lần họ ăn năn, trỗi dậy, nếu đã thực tâm hối quá, thì cũng không có lỗi, hay bị chê bai.
4. Quẻ Địa Lôi Phục - Hào Lục Tứ
Lời Kinh: 六四: 中行, 獨復.
Dịch âm: Lục tứ: Trung hành, độc phục.
Dịch nghĩa: Hào 4, âm: ở giữa các tiểu nhân (các hào âm: 2,3 và 5,6 ) mà một mình trở lại theo quân tử (hào 1), tức theo đạo.
Giảng: Hào Tứ, âm nhu, đắc chính ở giữa các hào âm, nhưng chỉ một mình nó ứng với hào Sơ là dương, ví như những cánh sen trong bùn, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, sống giữa bầy tiểu nhân mà lòng vẫn hướng về phía quân tử. Người như này, dù sống trong hoàn cảnh ngang trái nhưng lòng vẫn hướng về lý tưởng, thiện lý. Cho nên Hào Tứ chính là một mình nó biết theo người thiện.
5. Quẻ Địa Lôi Phục - Hào Lục Ngũ
Lời kinh: 六五: 敦復, 无悔.
Dịch âm: Lục ngũ: Đôn phục, vô hối.
Dịch nghĩa: Hào 5, âm: Có đức dày trở lại điều thiện, không có gì hối hận.
Giảng: Hào Ngũ, âm nhu, đắc trung lại ở vị tôn quý, như một người có đức dày phục thiện (trở lại điều thiện), biết tự sửa mình, cho nên không hối hận. Hào này hàm chỉ những người không có duyên may mắn ở được gần Thánh Hiền, nhưng lại tự tìm khảo chân lý, nên nhất tâm giữ vẹn đạo Trời.
6. Quẻ Địa Lôi Phục - Hào Thượng Lục
Lời kinh: 上六: 迷復, 凶.有災眚.用行師, 終有大敗, 以其國君凶, 至于十年, 不克征.
Dịch âm: Thượng lục: Mê phục, hung, hữu tai sảnh. Dụng hành sư, chung hữu đại bại, dĩ kì quốc quân hung, chí vu thập niên, bất khắc chính.
Dịch nghĩa: Hào trên cùng, âm: Mê muội, không trở lại, sẽ bị tai vạ từ ngoài đưa đến (tai) và tự mình gây nên (sảnh); đã vậy lại cậy võ lực mà dùng quân đàn áp người, rốt cuộc sẽ đại bại, làm cho quốc quân cũng bị khốn nạn (hung), tới mười năm (tới chung cục) cũng không khá được.
Giảng: Hào Thượng, âm, hàm chỉ kẻ tiểu nhân hôn mê đến cùng cực, không biết trở lại, cho nên bị đủ thứ tai vạ. Hào này có thế lực nhất trong các hào âm (đám tiểu nhân) vì ở trên cùng, muốn dùng võ lực đàn áp người, rốt cuộc sẽ đại bại, gây vạ lây cho cả bầy, không bao giờ khá được. Chữ thập (số 10) là số cuối cùng (số 1 là số đầu) cho nên thập niên ở đây có nghĩa là tới cùng, chớ không nhất định là 10 năm.
Tiểu tượng truyện bàn hào Thượng này sở dĩ hung là vì làm trái đạo vua (phản quân đạo), tức đạo của hào Sơ. Hào Sơ này là hào dương duy nhất trong quẻ, làm chủ cả quẻ cho nên gọi là vua.
4. Giải quẻ Địa Lôi Phục trong sim số như thế nào?
Để giải quẻ số 24 phải qua rất nhiều bước phức tạp như: xây dựng mô hình dự bán về quẻ Địa Lôi Phục (復 fù), dự báo sơ bộ, xác định chủ thể và khách thể và cuối cùng là dự báo kết quả qua thể và dụng.
Phần mềm xem quẻ Địa Lôi Phục (復 fù) của simhoptuoi.com.vn đã phân tích và xuất ra ý nghĩa quẻ số 24 tương minh nhất để người đọc có thể dễ dàng thu thập thông tin. Để xem ý nghĩa Địa Lôi Phục (復 fù) đối với tuổi của mình, mời bạn chọn năm sinh và chọn quẻ, sau đó ấn xem kết quả để xem chi tiết nhất.
XEM THÊM: Sau khi đã biết được quẻ Địa Lôi Phục (復 fù) có hợp với mình không, nếu muốn chọn cho mình số sim, số điện thoại hợp tuổi theo quẻ Kinh Dịch giúp kích mệnh, gia tăng cát lộc mời bạn xem tại XEM PHONG THỦY SIM
5. Ứng dụng quẻ Địa Lôi Phục trong cuộc sống
- Hôn nhân: Có kiên trì sẽ có thành công, xứng đôi vừa lứa dần dần gặt hái được may mắn và niềm vui. Nếu tái hôn cũng sẽ cát tường.
- Tình yêu: Sẽ đến thông qua chân tình và kiên nhẫn.
- Gia đạo: Nhiều niềm vui, hạnh phúc, con cái, vợ chồng, anh chị em hòa thuận.
- Kinh doanh: Hiện thời không mấy lạc quan, nhưng dần dần sẽ được cải thiện.
- Sức khỏe: Việc điều trị bệnh tật sẽ rất lâu, nhưng chắc chắn bình phục. Nên chú ý các bệnh về dạ dày và ruột, chứng đau dây thần kinh. Lúc trẻ có hơi yếu, dần dần sẽ khỏe mạnh hơn.
- Chờ người: Sẽ đến, nhưng tốn thời gian chờ đợi lâu. .
- Vật bị mất: Rất khó tìm lại được, khi tìm kiếm phải thật nhẫn nại.
- Kiện tụng và tranh chấp: Kéo dài và mất nhiều thời gian, công sức, nhưng cuối cùng sẽ đạt được kết quả có lợi.
- Thi cử: Có tiến bộ.
- Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: may mắn, cát tường.
- Thế vận: bắt đầu tốt dần nhưng chậm, phải kiên nhẫn, tránh vội mà làm tình thế xấu đi.
- Hy vọng và tài lộc: có, nhưng phải tốn thời gian chờ đợi.
- Sự nghiệp: khó khăn vất vả bớt dần, cần kiên nhẫn mới có kết quả có khá lên.
- Nghề nghiệp : thay đổi hay không thay đổi vẫn vậy, không có sự thăng tiến.
Quẻ Địa Lôi Phục mang đến ý nghĩa của sự hồi sinh, phục hồi, với tượng quẻ sấm nổ trong lòng đất, hào dương cuối cùng mang dương khí di chuyển cho mọi việc tươi đẹp, tiến triển hanh thông, thuận lợi. Trên đây là nội dung luận giải quẻ số 24 - quẻ Phục trong Kinh Dịch của simhoptuoi.com.vn, để áp dụng quẻ Phục vào trong sim phong thủy thì mời quý bạn trải nghiệm phần mềm BÓI SIM THEO KINH DỊCH.
Ý nghĩa quẻ Địa Lôi Phục:
Tượng quẻ:
LỜI KINH
復亨, 出入無疾, 朋來无咎.
Dịch âm. - Phục hanh, xuất nhập vô tật, bằng lai vô cữu.
Dịch nghĩa. - Quẻ Phục hanh, ra vào không tật, bạn đến không lỗi.
GIẢI NGHĨA:
Phục hanh nghĩa là đã trở lại thì hanh thông. Khí Dương đã sinh ở dưới, dần dần hanh thịnh mà sinh nuôi muôn vật; đạo đấng quân tử đã trở lại thì dần dần hanh thông, tưới tắm cho thiên hạ, cho nên quẻ Phục có lẽ hanh thịnh. “Ra vào không tật” nghĩa là cái khí Dương nhỏ sinh rồi lớn, không có cái gì hại nó. Đã không có cái gì hại nó mà loại của nó dần dần tiến đến, thì là sắp sửa hanh thịnh, cho nên không lỗi.
Loại Quẻ: Bình hòa (vô cữu - Không lỗi)
Lưu ý: Có lợi trong Cải vận giải hạn (Tai qua nạn khỏi, dương khí bắt đầu sinh sôi)